Đóng

Vì sao uống quá nhiều trà có thể gây hại thận?

  • Như Quỳnh (T/h)
(DS&PL) -

Trong trà có chứa oxalate, nếu tiêu thụ quá nhiều oxalate có thể gây sỏi thận, do oxalate kết tinh và chặn dòng chảy của nước tiểu.

Trà xanh có tốt cho thận?

Những nghiên cứu đã chỉ ra rằng trà xanh chứa polyphenol, chất chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp ngăn chặn sự gia tăng axit uric máu, một nguyên nhân chủ yếu của bệnh thận mạn tính. Đặc biệt, polyphenol này còn giúp ngăn chặn sự tiến triển của các vấn đề thận.

Epigallocatechin gallate (EGCG), một thành phần chủ yếu trong trà xanh, không chỉ là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ mà còn có khả năng ngăn chặn hình thành sỏi thận và giảm viêm nhiễm cũng như tử vong tế bào, giúp ngăn chặn sự tiến triển của bệnh và là một phương pháp chống ung thư hiệu quả.

Ngoài ra, chiết xuất trà xanh kết hợp với canxi oxalate giúp tạo ra các tinh thể phẳng hơn và ngăn chúng kết tụ lại với nhau trong thận, ngăn chặn sự hình thành của sỏi thận, làm cho sỏi trở nên mềm mại và dễ vỡ.

Trà xanh có tốt cho thận?

Đối với những bệnh nhân đang trải qua quá trình điều trị thay thế thận, việc sử dụng trà xanh không caffeine có thể mang lại nhiều lợi ích. Viên nang trà xanh không chỉ giúp giảm viêm nhiễm và stress oxy hóa mà còn có tác động tích cực đối với quá trình lọc máu và các chỉ số quan trọng như nitrogen ure trong máu, axit uric, và bài tiết glucose.

Tuy nhiên trong trà có chứa oxalate. Nếu tiêu thụ quá nhiều oxalate có thể gây sỏi thận, do oxalate kết tinh và chặn dòng chảy của nước tiểu. Nhưng ở trường hợp này, oxalate còn gây bệnh nghiêm trọng hơn. “Tinh thể oxalate nằm ngay bên trong thận, gây ra phản ứng viêm. Nếu không được giải quyết, tình trạng này sẽ dẫn đến xơ hoá và mất mô thận”, bác sĩ Umbar Ghaffa, Đại học Y khoa Arkansas (Mỹ) trả lời phỏng vấn trên Reuters.

Cuối cùng, bệnh nhân phải lọc máu định kỳ để duy trì sự sống do thận đã bị tổn thương nghiêm trọng.

“Thông thường, nếu bệnh nhân đã đến mức cần lọc máu nghĩa là chức năng thận không thể phục hồi”, giáo sư Gary Curhan của Đại học Harvard cho hay.

Giáo sư Curhan nói thêm: “Các nghiên cứu trước đây cho thấy uống trà với lượng vừa phải có thể giảm nguy cơ sỏi thận. Nhưng trong trường hợp này, bệnh nhân đã uống một lượng oxalate khổng lồ. Theo tôi, mọi người không nên uống quá nhiều trà như vậy”.

Bác sĩ Ghaffar và các đồng nghiệp nhận định, việc tiêu thụ oxalate quá mức có thể là nguyên nhân tiềm ẩn gây suy thận nhưng chưa nhiều người biết tới.

Uống bao nhiêu trà là an toàn?

“Vào mùa hè, nhiều người có thói quen uống trà đá rất thường xuyên. Chúng tôi chỉ muốn nói: bất cứ thứ gì khi dùng quá nhiều đều có thể gây hại”, bác sĩ Ghaffar nhắn nhủ.

Theo Times of India, trà đen có hàm lượng oxalate khá cao. Trong khi đó, trà xanh và trà thảo mộc thường có ít oxalat hơn. Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn có thể uống các loại trà này như uống nước lọc.

Việc uống từ 2 đến 3 cốc trà xanh mỗi ngày thường được xem là an toàn đối với phần lớn người trưởng thành. Tuy nhiên, nếu bạn có ý định tiêu thụ trà xanh với số lượng lớn hơn, đặc biệt trong thời gian dài, tốt nhất nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng, nhất là khi bạn đang mắc các bệnh lý nền. Trước khi sử dụng bất kỳ loại thực phẩm bổ sung nào, hãy trao đổi với nhân viên y tế và tuân thủ đúng chỉ dẫn để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Uống bao nhiêu trà là an toàn?

3 thói quen uống trà gây hại cho thận

Uống quá nhiều trà

Trong trà có nhiều florua (một hợp chất dinh dưỡng), uống quá nhiều có thể gây hại cho thận. Vì thận là cơ quan bài tiết chính florua nên khi hấp thụ quá nhiều sẽ vượt quá khả năng bài tiết của thận, florua sẽ tích tụ trong cơ thể và hàm lượng chất này trong thận sẽ tăng lên đáng kể.

Florua tồn dư trong thận quá nhiều sẽ gây tổn thương cho thận và ống tủy thận. Do đó, chúng ta cần uống trà có chừng mực để không gây phản tác dụng.

Uống trà khi bụng đói

Trà chứa một lượng lớn caffeine, có tác dụng giải khát rất tốt cho cơ thể con người, tuy nhiên, có thể làm tăng nhịp tim, gây đánh trống ngực, thúc đẩy thận bài tiết nhiều và tăng gánh nặng cho thận. Trường hợp nặng có thể gây tổn thương thận và ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Vì vậy, chúng ta không nên uống trà khi bụng đói.

Uống trà quá đậm

Trà rất giàu axit oxalic (một loại axit hữu cơ), thường xuyên uống trà đặc có thể dẫn đến tình trạng trong nước tiểu có nồng độ oxalat quá cao. Việc này dễ hình thành sỏi canxi oxalat trong đường tiết niệu và gây sỏi thận.

Uống trà đặc sẽ làm tăng tải cho thận và khiến chúng ta đi tiểu thường xuyên, điều này sẽ làm tăng gánh nặng cho thận và gây hại cho thận.

Tin nổi bật