Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Vì sao bệnh sởi có thể tự khỏi nhưng vẫn có trẻ tử vong?

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Tính đến thời điểm hiện tại, cả nước đã có 8 ca tử vong do bệnh sởi, vậy tại sao sởi được coi là bệnh lành tính, tự khỏi nhưng trẻ vẫn có thể tử vong?

(ĐSPL) - Tính đến thời điểm hiện tại, cả nước đã có 8 ca tử vong do bệnh sởi, vậy tại sao sởi được coi là bệnh lành tính, tự khỏi nhưng trẻ vẫn có thể tử vong?

Nguyên nhân tử vong do bệnh sởi

Sởi là bệnh nhiễm virus cấp tính lây qua đường hô hấp, do vậy có khả năng lây lan rất cao. Có thể nói, hầu hết những người không có miễn dịch với sởi khi tiếp xúc với người mang mầm bệnh đều có thể mắc sởi, không phân biệt lứa tuổi. Hiện nay, dịch sởi đang bùng phát mạnh và nguy cơ lây lan rộng. Sởi là bệnh có diễn biến nhẹ và có thể tự khỏi nếu biết cách chăm sóc và phòng chống, song bệnh sởi cũng là bệnh rất dễ có biến chứng nặng gây tử vong và là một trong các bệnh truyền nhiễm có số tử vong cao nhất. Trong số trẻ mắc bệnh sởi có nhiều trẻ đã tiêm vaccine phòng sởi hoặc trẻ chưa đến 9 tháng tuổi để tiêm vaccine sởi nhưng vẫn mắc bệnh và có thể biến chứng nặng dẫn đến tử vong.


Theo thông tin từ báo Tuổi trẻ, lý giải nguyên nhân vì sao trẻ vẫn có thể tử vong trong khi đây là bệnh có thể tự khỏi, PGS.TS Lê Thanh Hải, giám đốc Bệnh viện Nhi T.W, cho biết các trường hợp mắc bệnh sởi bị tử vong đều là bệnh nhân sởi trên nền bệnh mãn tính có sẵn, hoặc là bé sinh non, có di chứng ở não, có suy giảm miễn dịch... Trong khi đó, dù được coi là lành tính nhưng bệnh nhân sởi thường bị suy giảm miễn dịch nhanh, nên dễ mắc thêm các bệnh phối hợp khác, trong đó nặng nhất là viêm phổi và viêm não tuỷ cấp, trẻ tử vong do các căn bệnh bị mắc thêm sau khi đã mắc sởi.

Ngoài ra, một số trường hợp bệnh nhi được phát hiện bệnh muộn, khi đưa đến bệnh viện để điều trị thì đã có những biến chứng nặng và cũng có thể gây tử vong. Đối với những trường hợp biến chứng nặng có thể sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ sau này. Trước tình trạng này, Ths.Bs Nguyễn Văn Thường, Trưởng khoa Nhi tổng hợp Bệnh viện Xanh Pôn khuyến cáo các bà mẹ có con nhỏ lưu ý, nếu thấy trẻ có dấu hiệu sốt cao, phát ban thì không được chủ quan, cần đưa ngay trẻ tới các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.

Sởi không có thuốc điều trị đặc hiệu, việc điều trị là nhằm điều trị triệu chứng, song rất quan trọng khi có các biến chứng để giảm tử vong. Biện pháp tốt nhất để phòng tránh sởi là cho trẻ tiêm phòng vắc xin sởi, bởi vắc xin sởi được đánh giá là một vắc xin an toàn nhất, chưa gặp trường hợp nào gây phản ứng mạnh, tức là gây nguy hiểm.

Nguyên nhân sởi lan rộng

Để tránh biến chứng nặng cho trẻ mắc sởi, các bậc phụ huynh nên có sự chăm sóc đúng cách cho các bé, cho các bé ăn đủ chất và chỗ ở phải đảm bảo thoáng, sạch sẽ, vệ sinh cơ thể cho các bé, thay quần áo thường xuyên, đảm bảo vệ sinh răng miệng cho các bé , tránh đưa các bé ra ngoài gió. Đang trong mùa dịch bệnh, cha mẹ cũng cần tránh cho trẻ khỏi nguồn lây bệnh như không tiếp xúc với người mắc sởi hoặc nghi mắc sởi, hạn chế đến chỗ đông người..

Nguyên nhân làm dịch sởi lây lạn rộng và có diễn biến phức tạp là do tâm lý lo sợ các biến chứng sau tiêm của các bậc phụ huynh nên không cho con đi tiêm phòng vắc xin sởi. Chính vì thế, số lượng bệnh nhi mắc sởi đang không ngừng tăng lên đáng kể và lan rộng ra các tỉnh thành, địa phương khác. Hiện có hơn 200 bệnh nhân ở gần 20 địa phương đã có kết quả xét nghiệm dương tình với sởi. Tuy nhiên, con số thực tế cao hơn nhiều do nhiều bệnh nhân có sốt phát ban và dấu hiệu lâm sàng của bệnh sởi nhưng không được xét nghiệm


Nguyên nhân làm dịch sởi lây lan, ngoài lý do không cho trẻ đi tiêm phòng vắc xin sởi và do đặc điểm khí hậu nóng – lạnh bất thường, tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ sinh sôi phát triển thì khả năng lây lan của bệnh còn phụ thuộc vào mức độ miễn dịch cộng đồng, nơi nào có tỉ lệ miễn dịch cộng đồng thấp thì dịch sởi lây lan càng nhanh và nguy cơ xảy dịch càng lớn.

Cũng theo PGS.TS Lê Thanh Hải, giám đốc Bệnh viện Nhi T.Ư, chỉ khoảng 85\% trẻ tiêm chủng có được miễn dịch phòng sởi. Việc sau tiêm có đạt được miễn dịch bảo vệ hay không phụ thuộc trước tiên vào miễn dịch sởi của trẻ do mẹ truyền cho có còn cao hay không vào thời điểm tiêm chủng. Nếu các bà mẹ đã được tiêm phòng vắc xin sởi thì trong cơ thể đã có kháng thể chống sởi trong máu và tuyền cho con khi mang thai. Đối với những trường hợp trẻ mắc sởi trước 9 tháng tuổi là do có một số bà mẹ không có miễn dịch phòng sởi nên khi sinh non, trẻ không có miễn dịch với sởi, cũng có thể do trẻ bị suy dinh dưỡng, thiếu hụt vitamine A hoặc mắc các bệnh khác nên miễn dịch do mẹ truyền sang mất sớm.

Minh Gianh (Tổng hợp)

Tin nổi bật