Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Hơn 90\% trẻ bị sởi chưa được tiêm phòng vắc xin sởi

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Theo nhận định của ông Nguyễn Văn Thường, Trưởng khoa nhi tổng hợp, Bệnh viện Xanh Pôn, hơn 90\% số trẻ bi sởi được đưa vào viện chưa được tiêm phòng vắc xin sởi

(ĐSPL) - Theo nhận định của ông Nguyễn Văn Thường, Trưởng khoa nhi tổng hợp, Bệnh viện Xanh Pôn, hơn 90\% số trẻ bi sởi được đưa vào viện chưa được tiêm phòng vắc xin sởi.

Theo thông tin từ Ths.Bs Nguyễn Văn Thường, Trưởng khoa nhi tổng hợp, Bệnh viện Xanh Pôn, ngày 15/12/2013, bệnh viện tiếp nhận trường hợp đầu tiên nhiễm bệnh sởi. Từ đó đến nay, tổng cộng bệnh viện Xanh Pôn đón khoảng 150 bệnh nhân, trong mấy ngày gần đây thì bệnh viện đón bình quân khoảng 4 - 6 ca trên một ngày. Trong khi đó, những ca điều trị ở khoa là những ca đã có biến chứng, còn hầu hết những ca sởi thông thường, bị nhẹ thì sẽ điều trị tại nhà. Biến chứng hay gặp nhất ở bệnh sởi năm nay là viêm phổi, tỉ lệ này chiếm trên 90\%. Ngoài ra còn có biến chứng viêm tai, viêm việng, viêm kết mạc nếu bệnh sởi đã chuyển sang giai đoạn nặng.

Xem Video diễn biến dịch bệnh sởi tại bệnh viện Xanh Pôn:

 


Theo Ths.Bs Thường, biến chứng nặng hơn là viêm não tuỷ cấp thì rất ít gặp. Theo một số tài liệu của Mỹ thì biến chứng viêm não tuỷ cấp rất hiếm gặp, chỉ chiếm tỉ lệ 1/1000. Tuy nhiên, ở Bệnh viện Xanh Pôn đã tiếp nhận một bệnh nhi bị biến chứng viêm não, vào ngày 27 Tết, bị co giật, sau đó hôn mê khoảng 3 ngày, chúng tôi đã điều trị và cháu đã xuất viện.

Thông thường nếu không có tiêm chủng thì theo quy luật từ 4 -5 năm sởi sẽ có một vụ dịch bùng phát, tuy nhiên từ năm áp dụng tiêm chủng vào năm 1986 đến nay thì bệnh sởi không đi theo quy luật đó nữa mà phát tán lẻ tẻ, năm nào cũng có. Năm nay, dịch bệnh sởi gia tăng, lây lan rất mạnh so với những năm trước.


Ngay từ đầu khi có ca sởi đầu tiên nhập viện, công tác điều trị chăm sóc cho bệnh nhân đã được Bệnh viện Xanh Pôn triển khai nhanh chóng với đội ngũ y, bác sĩ và phòng điều trị cho những bệnh nhân nặng phải nằm lại bệnh viện để theo dõi và điều trị. Trong điều kiện cơ sở vật chất có thể, bệnh viện đã chuẩn bị 4 phòng điều trị sởi, 3 phòng điều trị bệnh nhân sởi có biến chứng nhưng ở mức không nặng, còn 1 phòng dành cho bệnh nhân biến chứng nặng, phải theo dõi.

Trong tổng số 150 ca, thì nguyên nhân chủ yếu là do trên 90\% các cháu chưa được tiêm phòng sởi. Hầu hết các trường hợp bị bệnh đều là trẻ em dưới 5 tuổi, bệnh nhi nhỏ tuổi nhất chỉ mới 1,5 tháng tuổi. Các cháu bị sởi ở độ tuổi dưới tiêm chủng là gần 50\%, còn lại là các cháu đến độ tuổi tiêm chủng nhưng lại bỏ không tiêm, số cháu này chiếm hơn 90\%. Còn một số cháu đã tiêm chủng mũi 1 nhưng vẫn bị sởi.

Trường hợp cháu Nguyễn Thị Thương, 2 tuổi ở Đông Anh, Hà Nội do được gia đình phát hiện muộn nên khi vào viện đã biến chứng nặng sang viêm phổi. Cô Lâm, bà của cháu Thương chia sẻ: “Ban đầu thấy cháu có biểu hiện sốt cao nhẹ và một số nốt đỏ trên người thì gia đình nghĩ là bị ốm thông thường, cũng không nghĩ là bị sởi, khi thấy có rất nhiều nốt ban đỏ, có triệu chứng viêm phổi thì mới đưa cháu vào viện điều trị”.

Trước tình hình này, Trưởng khoa Nhi tổng hợp, Bệnh viện Xanh Pôn khuyến cáo các bà mẹ có con nhỏ lưu ý, nếu thấy trẻ sốt cao và có phát ban cần đưa đến ngay các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.

Trao đổi với Cô Đặng Thị Loan, Hà Nội, có cháu nội 22 tháng tuổi bị mắc bệnh sởi, cô Loan cho biết: “Mũi tiêm vắc xin sởi lần thứ nhất gia đình đã cho cháu đi tiêm khi đủ tháng tuổi, còn mũi thứ 2 khi cháu 18 tháng tuổi gia đình chưa cho cháu đi tiêm vì đúng vào thời gian cho bé tiêm phòng mũi thứ 2 thì thấy có 1 số cháu khi tiêm phòng vắc xin về bị biến chứng nặng nên gia đình lo sợ, không dám cho bé đi tiêm phòng sởi nữa”.


Chấn an cho các bà mẹ có con nhỏ trong độ tuổi tiêm phòng, Ths.Bs Thường chia sẻ: “Các bậc phụ huynh có con nhỏ không nên vì tâm lý lo sợ vắc xin mà không cho con tiêm phòng vì trường hợp gặp tai biến khi tiêm vắc xin là vô cùng hiếm, nếu không tiêm phòng vắc xin đầy đủ cho các cháu thì không chỉ dễ mắc bệnh sởi mà các cháu còn có nhiều nguy cơ mắc các bệnh khác nguy hiểm hơn.

Theo Ths.Bs Thường, một người muốn đảm bảo có khả năng miễn dịch với virus sởi thì phải tiêm đầy đủ cả 2 mũi vắc xin phòng sởi. Ông nói thêm: “Tại bệnh viện Xanh Pôn chưa ghi nhận trường hợp nào tiêm chủng cả 2 mũi vắc xin sởi mà vẫn mắc bệnh. Điều này chứng minh một điều là chúng ta vẫn còn một vũ khí chống lại bệnh sởi hiệu quả là vắc xin. Giải pháp phòng bệnh tốt nhất để phòng bệnh sởi là tiêm vắc xin phòng bệnh, bởi căn cứ vào số lượng lớn bệnh nhân nhập viện do sởi nhưng số ca bị bệnh phần lớn là không tiêm phòng vắc xin sởi”.

Tuy nhiên, vẫn có trường hợp tiêm vắc xin phòng sởi nhưng vẫn có thể mắc bệnh sởi, trường hợp này rất hiếm. Lý giải cho điều này, ông Thường cho biết: “Có thể là do thể trạng, phản ứng của cơ thể, có thể do nồng độ kháng thể không đủ, do vậy, nó không đảm bảo để bảo vệ được cơ thể. Vì thế tiêm phòng sởi vẫn luôn là biện pháp tốt nhất, vì vắc xin sởi là một vắc xin tiêm an toàn nhất, chưa ghi nhận trường hợp nào có phản ứng mạnh, tức là gây nguy hiểm.

Minh Gianh (Clip Mạnh Nguyễn)

Tin nổi bật