Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Về nơi khai sinh ngày Thương binh - Liệt sỹ 27/7

(DS&PL) -

Ngày 27/7/1947, tại xóm Bàn Cờ, xã Hùng Sơn, huyện Đại Từ (Thái Nguyên), ngày Thương binh – Liệt sỹ chính thức được thành lập.

Ngày 27/7/1947, tại xóm Bàn Cờ, xã Hùng Sơn, huyện Đại Từ (Thái Nguyên), ngày Thương binh – Liệt sỹ chính thức được thành lập.

Tình nguyện cưới thương binh

Ông Đỗ Đăng Khoa, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân (UBND) xã Hùng Sơn, huyện Đại Từ (TháI Nguyên) cho hay, thời kỳ ấy, sau khi nắm bắt được âm mưu của thực dân Pháp sẽ quay lại xâm lược nước ta một lần nữa, Trung ương Đảng, Chính phủ, quân đội, các cơ quan Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa còn non trẻ đã rời Thủ đô Hà Nội lên Chiến khu Việt Bắc, trong đó có ở huyện Đại Từ (Thái Nguyên).

Trong những cơ quan ở huyện Đại Từ, có Phòng Thương binh Cục Chính trị - Bộ Quốc phòng đóng trụ sở ở nhà bà Bá Huy tại xã Lục Ba. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chính phủ được nhân dân cả nước đồng lòng ủng hộ. Cán bộ và nhân dân nơi nơi đã dấy lên phong trào giúp đỡ bộ đội và thương binh.

Tấm bia trích thư Bác Hồ. Ảnh: ANTĐ.

Ngay sau đó, các trại “an dưỡng đường” được ra đời ở huyện Đại Từ như ở xã An Khánh, xã Lục Ba, xã Mỹ Yên. Các đồng chí là bộ đội bị thương ở các chiến trường đều được đưa về đây cứu chữa, điều trị. Nhiều câu chuyện cảm động đã diễn ra trên mảnh đất này. Ở Trại “an dưỡng đường” số II ở xã Lục Ba, cuối năm 1947, số thương binh lên đến cả trăm. Ai có nhà rộng rãi đều nhường chỗ để anh em thương binh nghỉ ngơi, làm chỗ ăn ở, có nơi làm nhà văn hóa để anh em vui chơi, giải trí.

Có bà con nhường nhà mình cho những thương binh cụt cả tay, chân, hỏng mắt, chấn thương sọ não… cùng ở nên khó khăn tăng lên bội phần. Bà con nhân dân huyện Đại Từ cho đó là một niềm vinh dự và trách nhiệm lớn của mình. Cũng trong thời gian ấy, ở xã Lục Ba có nhiều chị em tình nguyện lấy chồng là thương binh như chị Trần Thị Lệ lấy anh thương binh Đỗ Công Chức, chị Nguyễn Thị Tình lấy anh thương binh Phí Văn Thuyên.

Được Bác Hồ gửi thư khen

Đó là bà Nguyễn Thị Đích (tức bà Bá Huy) quê ở thôn Thái Lai, huyện Mê Linh (Vĩnh Phúc), phải bỏ quê ra đi vì không chịu lấy Chánh tổng. Bà theo thợ cấy lên huyện Đại Từ gặp ông Trần Đình Tích là người đi cày thuê, cùng cảnh nên duyên chồng vợ. Do chịu khó làm lụng nên ông bà dần thành người giàu có trong vùng.

Cây đa xóm Bàn Cờ - nhân chứng lịch sử “Ngày Thương binh”. Ảnh: ANTĐ

Cuối năm 1947, Phòng Thương binh - Cục Chính trị - Bộ Quốc phòng về đóng trụ sở ở nhà bà Bá Huy, quân số lên đến gần 100 người, chỗ ăn, chỗ ở, chỗ chữa bệnh gặp rất nhiều khó khăn. Nhận được sự khuyến khích, động viên rất lớn của ông Lê Thành Ân, lúc đó là quyền Trưởng phòng Thương binh - Bộ Quốc phòng, bà Bá Huy đã giúp thương binh 3 mẫu ruộng, 3 tấn thóc, 1 con trâu, vận động nhân dân trong xóm, trong làng làm 10 gian nhà tre và các nguyên vật liệu khác để lập “an dưỡng đường” nuôi dưỡng, chăm sóc thương binh. Việc làm đầy tình nghĩa đó của bà Bá Huy đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc đó đang ở và làm việc tại ATK - Định Hóa gửi thư khen ngợi đúng vào ngày 27/7/1947.

Nhân chứng lịch sử

Ông Lê Thành Ân (tức Nguyễn Thiện Hước), nguyên Trưởng ban Tổ chức ngày Thương binh tại xã Hùng Sơn 67 năm về trước nhớ lại, vào tháng 6/1947, Bác Hồ đề nghị Chính phủ chọn một ngày trong năm là “Ngày Thương binh” để đồng bào luôn nhớ tới và giúp đỡ những người đã hy sinh xương máu cho Tổ quốc.

Nơi phát tích ngày 27/7

Khi ấy, ông Ân được cử làm Trưởng ban vận động và một cuộc họp kín đã diễn ra gần cầu gỗ trên đường vào xã Lục Ba để thống nhất chọn ngày nhân dân dễ nhớ. Khi đó là tháng 7/1947 nên nghĩ tới chọn ngày có con số 7, thế là ngày 27/7 được lựa chọn.

Ông Ân hồi tưởng lại, ngày hôm sau, ông đi gặp đồng chí Phan Mỹ, Chánh Văn phòng Phủ Chủ tịch ở chân núi Quảng Nạp - ATK Định Hóa để báo cáo Bác.

Theo như kế hoạch đã thống nhất giữa ông Ân và Đảng bộ huyện Đại Từ, địa điểm chọn để mít tinh bí mật là cây đa xóm Bàn Cờ, xã Hùng Sơn có sân đất rộng cỡ 2.000m2. Đúng 7h tối, ông Lê Tất Đắc, Trưởng phòng Tuyên truyền Chính trị Cục đọc thư của Bác Hồ gửi nhân “Ngày Thương binh”.

Nội dung bức thư cũng được đăng trên Báo Vệ Quốc Quân, số 11 ra đúng vào ngày 27/7/1947. Đồng thời, lễ mít tinh và thư Bác Hồ được phát trên làn sóng điện Đài Tiếng nói Việt Nam truyền đi khắp nơi.

Nhân chứng thứ hai trong việc tổ chức chọn ngày 27/7 tại cây đa xóm Bàn Cờ là nhà văn Nguyệt Tú, phu nhân cố Chủ tịch Quốc hội Lê Quang Đạo. Thời kỳ đó, nhà văn Nguyệt Tú đang hoạt động tại Đoàn Phụ nữ Cứu quốc.

Nhà văn Nguyệt Tú vẫn còn nhớ như in những hình ảnh, kỷ niệm của một thời bi tráng mà hào hùng. Trước 3 cây đa phủ bóng rợp trời, tất cả như đang hiện về trong tâm trí của nữ nhà văn, mới đó mà đã 67 năm.

Tin nổi bật