Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Uống cà phê buổi sáng liên tục, cô gái "tái mặt" khi nhận kết quả từ bệnh viện

  • Như Quỳnh (T/h)
(DS&PL) -

Sử dụng cà phê như thức uống buổi sáng quen thuộc, cô gái trẻ đã không khỏi bàng hoàng khi nhận kết quả kiểm tra sức khỏe từ bệnh viện.

Cô Xiao Xia, 24 tuổi, nhân viên truyền thông tại Đài Loan (Trung Quốc), có thói quen bắt đầu ngày mới bằng một ly latte. Cô tin rằng cà phê giúp cô tỉnh táo, đặc biệt là khi thiếu ngủ hoặc bỏ bữa sáng. Cô chọn latte vì nghĩ rằng sữa sẽ làm giảm tác hại của cà phê đối với dạ dày.

Tuy nhiên, gần đây cô gặp các triệu chứng như giảm cân bất thường, đau bụng kéo dài, chán ăn, đầy hơi và buồn nôn. Do bận rộn, cô tự mua thuốc uống mà không đi khám. Đến khi cơn đau trở nên dữ dội, cô phải nhập viện cấp cứu trong tình trạng kiệt sức.

Tại bệnh viện, bác sĩ chẩn đoán cô bị viêm loét dạ dày nghiêm trọng dẫn đến thủng dạ dày và cần phẫu thuật khẩn cấp. Sau ca mổ, bác sĩ kết luận nguyên nhân chính là thói quen uống cà phê khi bụng rỗng mỗi sáng.

Tại vệnh viện cô được chẩn đoán viêm loét dạ dày nghiêm trọng dẫn đến thủng dạ dày. Ảnh minh họa.

Vì sao uống cà phê khi bụng đói lại nguy hiểm?

Saostar cho biết, trên chương trình Doctor Is So Hot, bác sĩ phân tích rằng uống cà phê lúc bụng trống – đặc biệt vào buổi sáng – là hành vi cực kỳ có hại. Xiao Xia thường thay bữa sáng bằng một ly latte và đôi khi ăn kèm trái cây chua để kiểm soát cân nặng. Đây là combo tàn phá dạ dày nghiêm trọng.

Bác sĩ cho biết: "Cà phê chứa caffeine, chất kích thích tiết acid dạ dày. Khi bụng rỗng, không có thức ăn để hấp thụ lượng acid dư thừa, lớp niêm mạc dạ dày sẽ bị kích ứng mạnh. Cảm giác đắng của cà phê còn thúc đẩy dạ dày co bóp nhiều hơn, làm tình trạng thêm trầm trọng."

Thêm vào đó, sữa trong cà phê không giúp "dịu dạ dày" như nhiều người lầm tưởng. Protein trong sữa khi không được tiêu hóa đúng cách trong môi trường trống sẽ lên men bất lợi trong ruột già, khiến hệ tiêu hóa làm việc quá sức. Kết hợp với trái cây chua làm tăng acid dạ dày, điều này tạo điều kiện cho vết loét phát triển và có nguy cơ thủng dạ dày nếu không điều trị kịp thời.

Những tác hại nguy hiểm khi uống cà phê lúc bụng đói

Tăng axit dạ dày và khó tiêu

Theo báo Sức khỏe và Đời sống, uống cà phê đen khi bụng đói có thể làm tăng sản xuất axit dạ dày, dẫn đến ợ nóng, khó tiêu hoặc thậm chí là loét ở những người có dạ dày nhạy cảm. Do đó, đối với những người có vấn đề về dạ dày, tiêu hóa... không uống cà phê đen khi bụng đói hoặc nên tránh loại đồ uống này.

Uống cà phê đen khi bụng đói có thể ảnh hưởng tới đường huyết

Đối với người có lượng đường trong máu cao, không nên bắt đầu ngày mới bằng cà phê đen. Caffeine trong cà phê có thể ảnh hưởng đến cách cơ thể xử lý insulin và glucose, gây ra sự tăng đột biến và giảm đột ngột lượng đường trong máu.

Kích thích nhu động ruột

Cà phê chứa nhiều hợp chất có thể kích thích nhu động ruột, gồm caffeine, axit chlorogenic và N-alkanoyl-5-hydroxytryptamide. Chúng có thể thúc đẩy đi tiêu đều đặn, giảm táo bón nếu kết hợp chế độ ăn uống cân bằng. Tuy nhiên, dùng đồ uống này khi đói khiến nhu động ruột tăng lên nhanh chóng, có thể dẫn đến triệu chứng tiêu hóa như tiêu chảy.

Những tác hại nguy hiểm khi uống cà phê lúc bụng đói.

Gây mất nước

Một tác dụng phụ nguy hiểm khác của việc uống cà phê đen khi bụng đói là mất nước. Caffeine trong cà phê hoạt động như một thuốc lợi tiểu, làm tăng lượng nước tiểu.

Uống cà phê khi bụng đói có thể gây mất nước, đặc biệt là nếu bạn không uống đủ nước trong ngày.

Bồn chồn

Dạ dày, ruột non hấp thụ hoàn toàn caffein trong 45 phút sau khi tiêu thụ. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh (CDC) Mỹ, người uống cảm nhận được tác dụng của caffeine như bồn chồn, tim đập nhanh sau khoảng 30 phút và đạt đỉnh khoảng hai giờ sau khi uống. Những người chưa ăn mà uống cà phê có thể nhận thấy dấu hiệu sớm hơn.

Ăn một bữa nhẹ giúp giảm cảm giác bồn chồn. Chọn loại có ít hoặc đã khử caffeine (cà phê decaf), pha loãng hơn cũng bớt tác dụng phụ. Uống cà phê trong khoảng một giờ, tránh liền mạch để cơ thể dung nạp chậm hơn. Người thường bồn chồn khi dùng đồ uống này cần hạn chế tối đa 200 mg caffeine mỗi ngày, tương đương hai tách cà phê pha tại nhà.

Mất ngủ

Nếu bạn gặp khó khăn khi ngủ, hãy đảm bảo không uống cà phê đen vào buổi sáng. Uống quá nhiều cà phê có nhiều caffeine sẽ làm ảnh hưởng đến chu kỳ giấc ngủ (mất ngủ), khiến bạn khó ngủ hoặc khó duy trì giấc ngủ.

Đau đầu

Bắt đầu ngày mới bằng một tách cà phê đen trước khi ăn sáng cũng có thể gây ra chứng đau đầu. Điều này chủ yếu xảy ra khi bạn uống thường xuyên với số lượng quá nhiều. Tránh uống khi bạn nhạy cảm với caffeine.

Tin nổi bật