Đóng

Từ vụ diễn viên Huỳnh Anh Tuấn đột quỵ: Chuyên gia cảnh báo những người có nguy cơ cao

  • Thùy Dung (T/H)
(DS&PL) -

Đột quỵ có thể xảy ra với bất kỳ ai, nhưng nguy cơ mắc phải ở mỗi người là khác nhau.

Chia sẻ trên Tạp chí Tri Thức, người đại diện của diễn viên Huỳnh Anh Tuấn cho biết, ông bất tỉnh trong nhà vệ sinh khi đang ghi hình ở TP.HCM. Nam tài tử được đưa vào Bệnh viện Đại học Y dược (TP.HCM) cấp cứu trong tình trạng nguy kịch, bác sĩ thông báo ông đột quỵ và tiên lượng xấu. Sau 10 ngày tích cực điều trị, sức khỏe của diễn viên 57 tuổi hồi phục tốt. Hiện ông đã xuất viện về nhà theo dõi thêm và tập vật lý trị liệu.

. Sau 10 ngày tích cực điều trị, sức khỏe của diễn viên 57 tuổi hồi phục tốt. Ảnh: Tạp chí Tri Thức.

Đột quỵ là gì?

Liên quan tới bệnh lý đột quỵ, VietNamNet dẫn lời Tiến sĩ Nguyễn Bá Thắng, Trưởng Trung tâm khoa học Thần kinh, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM - cho biết, đột quỵ là một tình trạng cấp tính nguy hiểm, có nguy cơ tử vong cao. Đây là bệnh lý xảy ra khi dòng máu lên não bị gián đoạn, dẫn đến tổn thương não. Đột quỵ được chia thành hai loại chính:

Nhồi máu não: Xảy ra khi mạch máu não bị tắc nghẽn, khiến máu không thể đến được một phần não, gây tổn thương mô não.

Xuất huyết não: Xảy ra khi mạch máu bị vỡ, máu tràn vào mô não (xuất huyết trong não) hoặc vào màng não (xuất huyết dưới nhện).

Khi đột quỵ xảy ra, một phần não bị hư hại, làm mất chức năng của vùng não đó. Tùy thuộc vào khu vực não bị ảnh hưởng, người bệnh có thể gặp các triệu chứng như:

- Yếu hoặc liệt nửa người (do tổn thương vùng vận động).

- Mất cảm giác (do tổn thương vùng cảm giác).

- Rối loạn thị giác (do tổn thương vùng thị giác).

- Khó khăn trong giao tiếp hoặc mất khả năng ngôn ngữ (do tổn thương vùng ngôn ngữ).

Người bệnh được cấp cứu kịp thời, các triệu chứng có thể hồi phục một phần hoặc hoàn toàn. Tuy nhiên, nếu chậm trễ, người bệnh có thể chịu di chứng nặng nề như yếu liệt, khó nói, thậm chí tử vong.

Nhận biết dấu hiệu sớm của đột quỵ

Chúng ta có thể nhận biết người bị đột quỵ do tai biến mạch máu não thông qua nguyên tắc FAST. Ảnh: WebMd.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), chúng ta có thể nhận biết người bị đột quỵ do tai biến mạch máu não thông qua nguyên tắc FAST:

- F: Khuôn mặt (Face): Yêu cầu người đó mỉm cười. Miệng của người bị đột quỵ thường lệch sang một bên, nếp nhăn mũi - má mờ, mắt sụp. Một số bệnh nhân bị liệt cơ mặt, không thể cười hoặc cử động miệng bình thường.

- A: Cánh tay (Arm): Yêu cầu người đó giơ cả hai cánh tay lên cao. Người bị đột quỵ thường không thể nhấc cả hai tay lên do yếu, liệt cơ tay.

- S: Lời nói (Speech): Biểu hiện thứ 3 của người bị đột quỵ đó là rối loạn ngôn ngữ, nói khó, nói lắp. Do đó, chúng ta có thể kiểm tra bằng cách yêu cầu người đó lặp lại một cụm từ đơn giản.

- T: Thời điểm (Time): Khi gặp những triệu chứng trên, cần gọi cấp cứu ngay. Người bệnh cần ghi nhớ thời điểm phát bệnh để thông báo với nhân viên y tế.

Một số chuyên gia sức khỏe bổ sung thêm hai bước nữa vào danh sách kiểm tra, gọi là BE FAST:

- B: Thăng bằng (Balance): Mất thăng bằng là dấu hiệu có thể xảy ra đột quỵ.

- E: Mắt (Eyes): Người bị đột quỵ có thể đột ngột mất thị lực ở một hoặc cả hai mắt hoặc bị mờ mắt.

Nhiều triệu chứng nhận biết khác

Theo WebMd, đôi khi đột quỵ xảy ra từ từ, nhưng bạn có nhiều khả năng gặp phải một hoặc nhiều triệu chứng đột ngột. Mặc dù nguyên tắc FAST hoặc BE FAST có thể cảnh báo bạn về các triệu chứng phổ biến nhất, danh sách dấu hiệu đột quỵ đầy đủ cũng có thể bao gồm:

Tê liệt, đặc biệt là ở một bênSự nhầm lẫn hoặc khó hiểu người khác

Chóng mặt

Sự vụng về hoặc phối hợp kémKhó khăn khi đi bộ

Đau đầu dữ dội xuất hiện mà không có lý do

Mất hoặc giảm sút bất kỳ giác quan nào, bao gồm cả khứu giác và vị giác

Cứng cổ

Thay đổi tính cách

Động kinh

Mất trí nhớ

Bất tỉnh

Nếu bạn có những triệu chứng này hoặc nhìn thấy ở người khác, hãy gọi cấp cứu ngay cả khi bạn không chắc mình có đang bị hoặc nhìn thấy đột quỵ hay không.

Ai có nguy cơ đột quỵ?

VietNamNet dẫn lời bác sĩ Phạm Thị Ngọc Quyên - Khoa Thần Kinh, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM cho biết, đột quỵ có thể xảy ra ở bất kỳ ai, bất kể độ tuổi. Tuy nhiên, một số nhóm có nguy cơ cao hơn, được chia thành hai loại:

1. Yếu tố không thể thay đổi

Tuổi tác: Nguy cơ tăng theo tuổi.

Giới tính: Nam giới có nguy cơ cao hơn nhưng đột quỵ ở nữ thường nghiêm trọng hơn.

Chủng tộc và gene di truyền: Một số người có nguy cơ cao do yếu tố di truyền hoặc bất thường mạch máu bẩm sinh.

2. Yếu tố có thể thay đổi

Các yếu tố này liên quan đến lối sống và bệnh lý, bao gồm:

Tăng huyết áp: Nguyên nhân hàng đầu gây tổn thương mạch máu.

Đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, béo phì: Gây xơ vữa động mạch, làm hẹp lòng mạch.

Hút thuốc lá và nghiện rượu: Tăng nguy cơ hình thành mảng xơ vữa và làm huyết áp tăng cao.

Lối sống ít vận động, chế độ ăn thiếu lành mạnh: Góp phần làm tổn thương mạch máu.

Đặc biệt, bác sĩ Quyên nhấn mạnh với người mắc rung nhĩ (rối loạn nhịp tim) có nguy cơ đột quỵ cao gấp 5 lần do dễ hình thành cục máu đông. Các nghiên cứu chỉ ra rằng 20-30% ca đột quỵ thiếu máu não xuất phát từ cục máu đông từ tim. Đột quỵ do rung nhĩ có nguy cơ tử vong cao hơn 20% và nguy cơ tàn phế lên đến 60%. Để phòng ngừa, người bệnh cần sử dụng thuốc kháng đông theo chỉ định của bác sĩ.

Tin nổi bật