Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Trường Sa: Triển lãm 120 tư liệu quý hiếm về chủ quyền biển đảo

(DS&PL) -

Vừa qua, tại đảo Trường Sa (Khánh Hòa),120 tư liệu quý hiếm đã được trưng bày tại triển lãm “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam – Những bằng chứng lịch sử”.

Vừa qua, tại đảo Trường Sa, huyện đảo Trường Sa (Khánh Hòa), đã khai mạc triển lãm “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam – Những bằng chứng lịch sử”. 120 tư liệu quý hiếm đã được trưng bày tại triển lãm này.

Lễ cắt băng khai mạc triển lãm "Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử".

Đây là những tư liệu và bản đồ được thu thập từ Việt Nam và các nước trên thế giới, trong đó có Trung Quốc, góp phần chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa trên biển Đông, vốn được tổ tiên người Việt bao đời và các nhà nước Việt Nam qua các thời kỳ khai phá, xác lập, thực thi và bảo vệ chủ quyền quốc gia từ trước thế kỷ 17 và duy trì một các liên tục, hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế.

Những tư liệu quý hiếm gồm các châu bản (văn bản) do triều đình phong kiến Việt Nam ban hành từ thế kỷ 17 đến đầu thế kỉ 20, khẳng định Việt Nam đã xác lập và thực thi chủ quyền liên tục đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Trong đó đáng chú ý là bộ sưu tập gồm 19 châu bản của vương triều Nguyễn, có niên đại từ triều Minh Mạng (1820 - 1841) đến triều Bảo Đại (1925 - 1945) phản ánh quá trình xác lập và bảo vệ chủ quyền một cách liên tục dưới triều Nguyễn. Đây là bộ tư liệu quý hiếm do Ủy ban Biên giới Quốc gia (Bộ Ngoại giao) nghiêu cứu, tuyển chọn, biên dịch, công bố và do nhà nghiên cứu Phan Thuận An sưu tầm và hiến tặng.

Phiên bản 05 văn bản Hán Nôm từ năm Gia Long thứ 2 (1803) đến năm Minh Mạng thứ 17 (1836) ghi lại việc thành lập đội quân ra khảo sát các xứ của Hoàng Sa.

Tập bản đồ gồm 60 bản đồ chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, do Việt Nam, phương Tây và Trung Quốc công bố từ thế kỷ XVI đến nay.

Phiên bản 15 văn bản hành chính thuộc Pháp và Việt Nam cộng hòa về việc thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa.

Ngoài ra, trong triển lãm còn có những bức hình quý chụp về Trường Sa hôm nay, những đóng góp của ngành thông tin và truyền thông trong việc phát triển kinh tế và bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam.

Phát biểu tại lễ khai mạc triển lãm Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử, Thứ trưởng Bộ Thông tin truyền thông Nguyễn Thành Hưng, Trưởng đoàn công tác, xúc động nói: “Triển lãm lần này được tổ chức như một cách tri ân những chiến sĩ hải quân, những người đã ngã xuống tại quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa để bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, đồng thời là lời tri ân tới đồng bào, đồng chí trong nước và nước ngoài đã dày công sưu tầm, lưu giữ và truyền lại thế hệ hôm nay và mai sau những tư liệu quý giá về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Những bằng chứng quan trọng này sẽ nhắc nhở mỗi người dân Việt Nam phải luôn biết ơn các thế hệ đồng bào, chiến sĩ đã chịu đựng gian khổ, hy sinh để bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc”

Ngay sau lễ khai mạc, người dân, các chiến sĩ trên đảo Trường Sa cùng cán bộ đoàn công tác đã chiêm ngưỡng những tư liệu, bản đồ và hình ảnh quý giá này.

Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thành Hưng, Chuẩn đô đốc Nguyễn Ngọc Tương cùng cắt băng khai mạc triển lãm tại Trường Sa
Ông Lê Văn Nghiêm, Cục trưởng Cục Thông tin đối ngoại, Bộ TT&TT phát biểu tại lễ khai mạc triển lãm.
Thứ trưởng Bộ TTTT Nguyễn Thành Hưng và người dân lắng nghe lịch sử các tư liệu quý chứng minh Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam
Triển lãm trưng bày những bản đồ cổ chứng minh Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam
Xem những bức ảnh đẹp về Trường Sa hôm nay
Các chiến sĩ ngắm nhìn những hình ảnh đời thường của chính mình tại Trường Sa


Người dân xem các châu bản thời Nguyễn chứng minh chủ quyền của Việt Nam tại QĐ Trường Sa, Hoàng Sa

Tin nổi bật