Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Trung Quốc làm phức tạp và leo thang tranh chấp trên Biển Đông

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Trong khi chờ đợi giải pháp cuối cùng, xây dựng trên biển với quy mô lớn không phải là hành động mang tính xây dựng và chỉ làm phức tạp và leo thang tranh chấp.

(ĐSPL) - Trong khi chờ đợi giải pháp cuối cùng, xây dựng trên biển với quy mô lớn không phải là hành động mang tính xây dựng và chỉ làm phức tạp và leo thang tranh chấp.

Trong hai ngày 17 và 18/11/2014, Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ VI: "Biển đông: Hợp tác vì an ninh và phát triển trong khu vực" do Hội Luật gia Việt Nam, Học viện Ngoại giao Việt Nam và Quỹ hỗ trợ nghiên cứu Biển Đông đồng tổ chức đã khai mạc tại thành phố Đà Nẵng.

Ngăn ngừa xung đột, hạn chế gây căng thẳng

Tham dự hội thảo có trên 200 đại biểu, trong đó có trên 70 đại biểu là các học giả và quan chức Chính phủ đến từ 27 quốc gia và vùng lãnh thổ gồm các nước Asean, Mỹ, Trung Quốc, Australia, Hàn Quốc, Bỉ, Nhật Bản, Ấn Độ, Anh, Pháp, Na Uy, Thụy Điển, Nga, Canada... hơn 30 đại diện cơ quan ngoại giao nước ngoài tại Việt Nam và trên 100 đại biểu Việt Nam và nhiều cơ quan thông tấn, báo chí trong nước và quốc tế.

Có 33 báo cáo được trình bày tại hội thảo với 7 chủ đề: 1. Các nhân tố ảnh hưởng đến vấn đề Biển Đông; 2. Các bên tham gia và lực lượng hoạt động trên biển; 3. Tình hình chung ở Biển Đông và chính sách của các bên liên quan; 4. Quan hệ quốc tế và trật tự biển ở Biển Đông; 5. Luật pháp quốc tế: Đất liền, đại dương và bầu trời; 6. Luật pháp quốc tế: Các yêu sách và giải pháp; 7. Các biện pháp xây dựng lòng tin và chính sách ngoại giao phòng ngừa.

Phát biểu tại tiệc chiêu đãi chào mừng đại biểu tham dự hội thảo (tối 16/11), TS. Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam đã đánh giá: "Sự hội tụ đông đủ của các chuyên gia, các nhà nghiên cứu trong nước và quốc tế có uy tín về Biển Đông là minh chứng cụ thể nhất cho sự quan tâm ngày càng sâu sắc của cộng đồng khu vực và quốc tế đối với tình hình Biển Đông vốn có nhiều hệ luỵ đối với môi trường an ninh khu vực cũng như quốc tế. 

Năm kỳ hội thảo vừa qua đã giúp xây dựng và củng cố một nhận thức chung của tất cả đại biểu tham dự hội thảo này: Đó là vấn đề Biển Đông có tính chất rất phức tạp, là "bài toán" khó giải quyết, nhưng không vì vậy mà chúng ta - những nhà khoa học, những nhà tư vấn chính sách - được đầu hàng hay thoái thác. Nói chính xác hơn, chính vì vấn đề Biển Đông là vấn đề phức tạp, đòi hỏi nhiều nỗ lực của tất cả các bên liên quan để xử lý mà tất cả chúng ta phải tập trung hỗ trợ và thúc đẩy các nỗ lực này.

Tiến sỹ Nguyễn Văn Quyền - Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam phát biểu tại hội thảo.

TS. Nguyễn Văn Quyền cũng đánh giá, sáu năm qua, chúng ta đã chứng kiến nhiềuhội thảo quốc tế về Biển Đông trong và ngoài khu vực hưởng ứng sự thành công của hội thảo quốc tế do Hội Luật gia Việt Nam và Học viện Ngoại giao Việt Nam tổ chức. Đó là một tín hiệu đáng khích lệ cho những nỗ lực chính trị-ngoại giao, pháp lý nhằm quản lý và từng bước giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông.

Tuy nhiên, những diễn biến gần đây trên thực địa lại một lần nữa nhắc nhở chúng ta về mức độ nguy hiểm của các nguy cơ xung đột tiềm ẩn tại Biển Đông và đòi hỏi tất cả chúng ta phải tăng cường tìm kiếm các sáng kiến, cơ chế, giải pháp nhằm đảm bảo hoà bình, ổn định và thịnh vượng tại khu vực này. Những căng thẳng gần đây tại Biển Đông cũng tái khẳng định một điều rằng, trật tự đảm bảo sự ổn định lâu dài ở Biển Đông chỉ có thể là một trật tự pháp lý với sự tham gia của tất cả các bên liên quan. Giải pháp cho vấn đề Biển Đông chỉ thật sự công bằng và bền vững khi được định hình và phát triển dựa trên sự tôn trọng các nguyên tắc của luật pháp quốc tế được thừa nhận rộng rãi cũng như ý thức tôn trọng các cam kết chung nhằm ngăn ngừa xung đột, hạn chế gây căng thẳng của các bên liên quan.

Tại Hội thảo, các đại biểu cũng thống nhất rằng, Biển Đông là một trong những vùng biển có trữ lượng nhiên liệu hóa thạch lớn nhất thế giới, với nguồn hải sản hết sức phong phú. Bên cạnh đó, hơn một nửa lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường biển trên thế giới - gồm dầu khí, hàng hóa công-ten-nơ và nguyên liệu thô thiết yếu- đều đi qua Biển Đông. Tuyến đường biển này có vai trò không thể thay thế trong hoạt động lưu thông hàng hóa ở khu vực Đông Á, Đông Nam Á và quan trọng hơn là đối với hoạt động xuất khẩu của các nước ven biển đến phần còn lại của thế giới. Tóm lại, gần một nửa hoạt động thương mại về hàng hóa trên toàn cầu phụ thuộc chủ yếu vào sự bình yên của vùng biển này.

Tuy nhiên năm 2014, Biển Đông đã chứng kiến một số hành động xây dựng trên biển. Đầu tiên là việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan nước sâu Hải Dương 981 cách đảo Tri Tôn 17 hải lý và cách bờ biển đất liền của Việt Nam 130 hải lý. Theo quy định của UNCLOS thì đảo Tri Tôn chỉ là đảo đá và không thể có vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa. Vì vậy, vị trí hạ đặt giàn khoan nằm sâu trong vùng EEZ và thềm lục địa của Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam trong cùng EEZ và thềm lục địa. Việc xây dựng trên biển thứ hai là việc Trung Quốc cải tạo đất trên một số thực thể của quần đảo Trường Sa của Việt Nam, gồm Gạc Ma, Ken Nan, Đá Ga Ven, Chữ Thập và Châu Viên.

Trong bối cảnh tồn tại tranh chấp lãnh thổ và vùng biển, xây dựng trên biển tại các thực thể chìm và bãi nửa nổi, nửa chìm không tạo ra danh nghĩa chủ quyền của quốc gia tiến hành hoạt động xây dựng đó. Trong khi chờ đợi giải pháp cuối cùng, xây dựng trên biển với quy mô lớn không phải là hành động mang tính xây dựng và chỉ làm phức tạp và leo thang tranh chấp.

Xây dựng lòng tin

Trong khi các nhà phân tích thế giới tập trung chú ý vào việc Trung Quốc tăng cường sức mạnh hải quân với hàng loạt tàu ngầm, tàu đổ bộ tấn công mới và một chương trình tàu sân bay, dấy lên một cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực, thì những sự kiện gần đây cho thấy một xu hướng khác. Thay vì triển khai lực lượng quân sự để thực thi yêu sách ở các vùng biển tranh chấp ở Biển Đông, các quốc gia ven biển có xu hướng sử dụng lực lượng bán quân sự được trang bị vũ khí hạng nhẹ. Bên cạnh đó, Trung Quốc còn sử dụng "cánh tay thứ ba trên biển của quốc gia", nghĩa là đội tàu cá thương mại, các tàu nghiên cứu khoa học và tàu dân sự nhằm thúc đẩy yêu sách chủ quyền và quyền tài phán các vùng biển tranh chấp ở Biển Đông.

Cộng đồng thế giới phải lên tiếng và ủng hộ các quốc gia ven Biển Đông bằng việc kêu gọi tự do hàng hải và gìn giữ không gian biển như là di sản chung của nhân loại cho đến khi các bên liên quan đạt được một giải pháp cuối cùng cho các tranh chấp lãnh thổ...

Các tham luận cũng đề cập tới các việc cạnh tranh Chiến lược giữa các cường quốc liên quan đến khu vực Biển Đông. Khả năng tham gia và đóng góp của châu Âu vào sự ổn định của Biển Đông. Đặc biệt, các đại biểu cũng thảo luận về những hệ lụy đối với tự do hàng không và tranh chấp biển nếu Trung Quốc có ý định thiết lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở Biển Đông, đồng thời khuyến nghị vì lợi ích hòa bình và ổn định khu vực, không một quốc gia nào nên tuyên bố và thực hiện ADIZ. Nếu ADIZ được Trung Quốc tuyên bố ở Biển Đông ở bất cứ khu vực nào ngoài vùng biển liền kề với bờ biển của Trung Quốc, chắc chắn sẽ gây ra chỉ trích cả về mặt pháp lý lẫn chính trị. Nó cũng sẽ dẫn đến các xung đột có thể đe dọa đến hòa bình và an ninh khu vực.

Nhiều báo cáo đi sâu vào việc cần thiết điều chỉnh các yêu sách Biển tương thích với Luật Biển quốc tế và khả năng phân xử bằng Tòa án Quốc tế về Luật Biển; đề xuất các biện pháp xây dựng lòng tin và chính sách ngoại giao phòng ngừa, trong đó gồm việc chia sẻ thông tin Biển, hướng tới Hợp tác Khu vực trong bảo vệ môi trường Biển ở Biển Đông, quản lý tranh chấp ở Biển Đông thông qua các biện pháp xây dựng lòng tin.

Tin nổi bật