Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tranh thủ ủng hộ của giới luật gia quốc tế về vấn đề Biển Đông

(DS&PL) -

(ĐSPL)- Chỉ trong thời gian ngắn, Hội Luật gia VN đã phối hợp tổ chức 5 cuộc hội thảo quốc tế về vấn đề Biển Đông, tranh thủ ý kiến ủng hộ VN của giới luật gia và học giả các nước.

(ĐSPL)– Chỉ trong thời gian ngắn, Hội Luật gia Việt Nam đã phối hợp tổ chức 5 cuộc hội thảo quốc tế về vấn đề Biển Đông, nhằm tranh thủ ý kiến ủng hộ Việt Nam của giới luật gia và học giả các nước.

Sáng 6/6, tại Hải Phòng, Hội Luật gia Việt Nam đã tổ chức Hội nghị lần thứ 8 khóa XI, nhiệm kỳ 2009-2014. 

Tại hội nghị, ông Nguyễn Văn Quyền, Phó Bí thư Đảng đoàn, Phó chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam đã báo cáo một số một số công việc triển khai chuẩn bị Đại hội XII. 

Đại diện Thường trực Thành ủy – UBND thành phố Hải Phòng tặng hoa lưu niệm Hội Luật gia Việt Nam.

Tiếp đến, ông Lê Minh Tâm, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội đã báo cáo tổng kết công tác Hội Luật gia Việt Nam nhiệm kỳ XI (2009 – 2014).

Liên quan đến lĩnh vực tham gia xây dựng chính sách pháp luật, báo cáo cho biết, trong nhiệm kỳ qua, Hội chủ trì thành công xây dựng và đã trình Quốc hội khóa XII thông qua Luật Trọng tài thương mại (tại kỳ họp thứ 7). Hiện nay, Hội đang chủ trì xây dựng dự án Luật Trưng cầu ý dân.

Hội đã tham gia xây dựng dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992. Báo cáo của Hội đã gửi tới Uỷ ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, Văn phòng Chính phủ, Bộ Tư pháp, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban chỉ đạo cải cách Trung ương theo đúng tiến độ.

Trung ương Hội đã cử đại diện tham gia Ban soạn thảo, tổ biên tập 16 dự án luật. Đồng thời, trong Trung ương Hội đã tổ chức 45 cuộc hội thảo, tọa đàm khoa học để tham gia góp ý kiến cho các dự án pháp luật.

Ông Lê Minh Tâm, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Luật gia Việt Nam.

Bên cạnh đó, các hội ở địa phương đã tham gia xây dựng 43.772 văn bản quy phạm pháp luật.

Hội đã tích cực, chủ động tham gia các tổng kết việc thi hành các văn bản quy phạm pháp luật như: Bộ luật Dân sự, Bộ luật Lao động, Luật phá sản doanh nghiệp….

Trong công tác tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý, tư vấn giải quyết khiếu nại tố cáo và hòa giải ở cơ sở đã được dư luận đánh giá rất cao. Đặc biệt là trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý miễn phí cho nhóm đối tượng yếu thế trong xã hội, các đối tượng chính sách…

Hội cũng đã được Chính phủ đánh giá cao trong việc tích cực tham gia nghiên cứu giải quyết nhiều vụ việc khiếu nại đông người, phức tạp, kéo dài.

Hội cũng chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và đã đạt được những thành tích cao, được Đảng và Nhà nước ghi nhận,

Trong nhiệm kỳ vừa qua, các cấp Hội đã tham gia tuyển chọn để bổ nhiệm mới và bổ nhiệm lại: 88 kiểm sát viên, 65 thẩm phán của Tòa án nhân dân tối cao, 47 thẩm phán Tòa án quân sự Trung ương, 96 thẩm phán Tòa án quân sự các cấp và hàng nghìn thẩm phán, kiểm sát viên địa phương.

Hội là thành viên của Hiệp hội quốc tế Các luật sư dân chủ (IADL), Hội đã tham gia đầy đủ các hoạt động và phát huy vai trò của mình. Hội đã vận động IADL ủng hộ các vấn đề có liên quan của Việt Nam trên trường quốc tế như vấn đề Biển Đông, vấn đề nạn nhân chất độc màu da cam ở Việt Nam. Hội đã hoàn thành suất sắc vai trò Chủ tịch và Tổng thư ký Hiệp hội Luật các nước ASEAN (ALA) nhiệm kỳ 2009-2012 được các nước thành viên đánh giá cao

Hội đã kịp thời ra các tuyên bố thể hiện quan điểm của luật gia Việt Nam về các hoạt động can thiệp quân sự từ bên ngoài vào Libia; tuyên bố phản đối Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) công bố mời thầu quốc tế thăm dò – khai thác tại 09 lô dầu khí trên Biển Đông nằm sâu trong thềm lục địa của Việt Nam, đồng thời, phản đối việc Quốc vụ viện Trung Quốc cho thành lập cái gọi là thành phố “Tam Sa”, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam; Tuyên bố phản đối Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép trong thềm lục địa của Việt Nam.

Trong một thời gian ngắn, nhưng Hội Luật gia Việt Nam cũng đã phối hợp với Học viện Ngoại giao tổ chức 5 cuộc Hội thảo quốc tế về vấn đề Biển Đông với chủ đề "Biển Đông - Hợp tác vì an ninh và phát triển trong khu vực", nhằm tranh thủ ý kiến ủng hộ Việt Nam của giới luật gia và học giả các nước về vấn đề tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông.

Phát biểu tại Hội nghị, ông Phạm Hữu Thái, Phó chủ tịch Hội Luật gia TP.HCM nêu quan điểm: “Trước tình hình Trung Quốc đang ngang nhiên đặt giàn khoan trái phép trên thềm lục địa, cơ quan Hội Luật gia cần chủ động hơn nữa trong việc nghiên cứu cơ sở pháp lý, tư vấn cho Chính phủ về các biện pháp đấu tranh pháp lý nếu như chúng ta tiến hành khởi kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế. Bên cạnh đó, đề nghị cho phép áp dụng thống nhất Điều lệ của Hội Luật gia Việt Nam đối với các cấp Hội trong toàn quốc; đề nghị cho áp dụng thống nhất tổ chức Hội Luật gia là tổ chức đặc thù trong toàn quốc...”.

Tin nổi bật