Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Trẻ bắt chước trò chơi độc hại trên Youtobe: Cha mẹ cần nắm vững công nghệ

(DS&PL) -

Vừa qua, thông tin về bé gái 5 tuổi ở TP.HCM tử vong nghi bắt chước Youtobe đã khiến không ít phụ huynh bàng hoàng, bừng tỉnh.

Vừa qua, thông tin về bé gái 5 tuổi ở TP.HCM tử vong nghi bắt chước cách treo cổ trên Youtobe đã khiến không ít phụ huynh bàng hoàng, bừng tỉnh.

Từ sự việc trên, không ít dân mạng liên tưởng tới sự việc hồi tháng 11/2019, một cháu bé 7 tuổi (ngụ tại huyện Nhà Bè, TP.HCM) đã bị hôn mê vì làm trò "thắt cổ nhưng vẫn thở được" như trên YouTube.

Cháu bé này đã dùng khăn quàng buộc lên dây phơi đồ rồi treo cổ. Lúc gia đình phát hiện thì hai chân cháu cách mặt đất 20cm, mặt, môi tím, đi tiểu không tự chủ và hôn mê. Sau khi được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Nhi đồng 2, cháu bé đã may mắn qua khỏi.

Khi tỉnh dậy, gia đình hỏi vì sao lại làm như vậy thì cháu bé hồn nhiên trả lời rằng, cháu hay xem những trò ma, ảo thuật trên YouTube. Trong đó có trò hướng dẫn cách thắt cổ, nhưng dù thắt cổ xong những nhân vật trên YouTube vẫn thở, vẫn sống được nên cháu làm theo.

Hay một cháu bé khác cũng tựng bị đứt mạch máu vì dùng tay đập vỡ kính để dũng cảm giống như siêu nhân người nhện.

Những clip độc hại có thể khiến con trẻ mất mạng- Ảnh minh hoạ

Trao đổi với PV ĐS&PL, chuyên gia tâm lý Lê Thị Tuý (Hà Nội) cho rằng, hiện nay kênh Youtube phong phú, đa dạng nhiều clip hay nhưng cũng có không ít clip độc hại, ảnh hưởng tới giới trẻ, đặc biệt là trẻ nhỏ. Cũng có nhiều người “bất chấp” để kiếm tiền bằng cách đưa ra những clip câu view, phản cảm. Chưa kể, các chế tài xử phạt việc đăng những clip có nội dung độc hại này chưa thực sự đủ sức răn đe.

Cũng bàn về vấn đề trẻ nhỏ xem youtobe phản cảm chuyên gia tâm lý Trần Ly (Vũng Tàu) cho rằng, trên thực tế nhiều bố mẹ quá ẩu khi không kiểm soát được con xem gì. “Những ông bố bà mẹ không hiểu về công nghệ đã đành nhưng có nhiều bố mẹ lại chủ quan, lơ là. Nhiều khi đi làm về bận họ cứ nghĩ đưa điện thoại, iPad cho con trẻ xem là nhàn rỗi, thương con nhưng họ đâu biết nguy hiểm đang rình rập con trẻ. Bởi thế, bố mẹ hãy một lần nghiêm túc xem lại những chương trình mà con cái vẫn thường xem, chọn lọc những chương trình phù hợp đồng thời phân bổ thời lượng hợp lý để các bé không bị nghiện, bị cuốn vào các chương trình độc hại”, chuyên gia Trần Ly phân tích.

Thấy con xem nội dung không phù hợp, cha mẹ nên nhẹ nhàng khuyên bảo (Ảnh: Internet)

Chuyên gia Trần Ly cũng chỉ ra nhiều trường hợp học sinh cấp 1, cấp 2 dùng điện thoại rất “mượt”. “Các em giờ tiến bộ, sớm tiếp xúc với công nghệ. Nhiều gia đình con cái còn hướng dẫn bố mẹ sử dụng điện thoại, iPad. Nhiều người vì quá tin tưởng mà thả lỏng con, có người thì lắc đầu “tôi không giỏi bằng bọn trẻ, thôi, cứ để chúng sử dụng”. Qua đây, tôi nghĩ các phụ huynh hãy mạnh dạn học hỏi, tiếp xúc với công nghệ để nắm được con mình đang làm gì. Khi chúng ta hiểu, chúng ta mới quản lý được con trẻ”, vị chuyên gia đưa ra lời khuyên.

Còn chuyên gia tâm lý Phạm Tình (Hà Nội) cho rằng, với nhiều cha mẹ khi phát hiện con “lén” xem những clip có nội dung nhạy cảm thì nổi đoá, quát mắng, như thế là không nên. Chuyên gia Phạm Tình đưa ra lời khuyên: “Con trẻ vốn tính tò mò, thích khám phá, tìm hiểu. Nếu chẳng may con lỡ xem một chương trình chưa hợp lứa tuổi, cha mẹ hãy bình tĩnh chỉ bảo cho con “đúng”, “sai”. Từ đây, đưa ra lời khuyên nhẹ nhàng và hướng dẫn con tìm những clip phù hợp, đáng học hỏi. “Việc quát mắng, la lối con trẻ hư hỏng chỉ làm cho đứa trẻ thêm mặc cảm, xấu hổ chưa kể còn tạo nên phản ứng ngược trong giáo dục. Bởi vậy, chúng ta là người lớn hãy xử trí sao cho con trẻ thấu hiểu và thuận theo”, chuyên gia Phạm Tình nhận định.

Phương Anh

Tin nổi bật