Muốn tránh mang nhầm những con tôm ươn, bị bơm tạp chất... bạn nên nhớ tuyệt đối không mua tôm nếu có những dấu hiệu dưới đây.
Tôm bị xòe đuôi
Những con tôm bị bơm tạp chất thường xòe đuôi trong khi tôm sạch thường cúp đuôi xuống. Mình tôm bơm tạp chất thường mập, căng bất thường, mập đến nỗi các đốt trên thân tôm gần như bị giãn ra, nhất là đốt nối giữa đầu và thân.
Tôm bơm tạp chất khi nấu lên sẽ bị chảy nhiều nước, thịt tôm teo lại, khi ăn thịt bở, vị nhạt hơn so với bình thường.
Tôm bị bơm thạch khi nấu chín, bóc vỏ sẽ dễ dàng thấy lớp rau câu nằm giữa lớp thịt và vỏ tôm, nhất là ở phần đầu, dưới mang.
Tôm bơm tạp chất khi nấu lên sẽ bị chảy nhiều nước, thịt tôm teo lại, khi ăn thịt bở, vị nhạt hơn so với bình thường.
Thân uốn cong, chảy nhớt
Những con tôm còn tươi sẽ có dáng duỗi thẳng hoặc hơi cong, còn những con hỏng, đã bị ươn sẽ uốn cong thành hình tròn mà không thể duỗi thẳng. Những con tôm này thường cũng đã bị chảy nhớt, không nên mua.
Muốn biết tôm còn tươi hay ươn hãy đưa ra ánh sáng, kéo dài con tôm và quan sát độ rộng giữa các khớp trên lớp vỏ và thịt tôm.
Nếu các khớp này giãn rộng, lỏng lẻo nghĩa là tôm đã bị để quá lâu. Còn nếu khớp tôm hẹp, kết cấu chắc chắn nghĩa là tôm còn tươi.
Để kiểm tra, bạn nên dùng ngón tay ấn lên phần vỏ và di chuyển ngón tay vài lần từ trước ra sau, rồi ngược lại, từ sau ra trước. Nếu có cảm giác như có sạn dưới các ngón tay hoặc nhận thấy tôm bị nhớt, dính vào nhau thì không nên mua chúng.
Thân và đầu tôm không nguyên vẹn
Con tôm sống khỏe mạnh thường có phần thân hơi cong, thịt căng chắc. Còn con tôm hỏng hoặc để đông lạnh thì thân thường uốn cong thành hình tròn chứ không có dáng thẳng hoặc hơi cong cong như tôm sống.
Giữa thân và đầu tôm rất dễ chuyển sang màu đen. Nếu phần nối giữa chúng có màu đen, gẫy, đầu tôm sắp rụng thì tôm không còn tươi. Tôm có dấu hiệu như vậy thì không nên mua.
Ngoài ra bạn nên lưu ý chọn tôm có phần vỏ linh hoạt, còn nguyên vẹn, đầu phải dính chặt vào thân tôm, đảm bảo tôm sẽ luôn tươi rói.
Bạn nên chọn tôm có phần vỏ linh hoạt, còn nguyên vẹn, đầu phải dính chặt vào thân tôm.
Chân tôm chuyển sang màu đen
Cần quan sát xem phần chân của tôm còn gắn chặt vào thân hay không, thịt tôm phải săn chắc. Ngoài ra, bạn không nên chọn mua những con tôm có chân đã bị chuyển sang màu đen vì đây chính là dấu hiệu cho thấy chúng không còn tươi.
Màu sắc tôm khác thường
Thông thường, tôm tươi ngon sẽ có vỏ màu trắng xanh, có độ bóng sáng nhất định. Đặc biệt khi soi dưới nắng, ta vẫn có cảm giác vỏ tôm trong suốt và bóng. Ngược lại, tôm để lâu ngày thường có phần vỏ bị ngả vàng hay tái nhợt, không nên mua.
Nếu thấy tôm có màu đen và không sáng nghĩa là tôm đã bị biến chất, tôm có râu đen không tươi.
Phình to bất thường
Người ta thường bơm nước muối, agar (bột rau câu) và một số hóa chất để tôm sẽ phình to, bóng mượt.
Tôm bị nhiễm hóa chất hoặc tạp chất thường có 2 dạng, bị bơm tạp chất để tăng trọng hoặc ngâm urê để bảo quản được lâu.
Để tăng trọng lượng, người ta thường bơm nước muối, thậm chí là bơm glixerin – chất từ thủy phân chất béo, agar (bột rau câu) và một số hóa chất, tôm sẽ phình to, bóng mượt, nặng cân hơn.
Cách bảo quản tôm cả tháng vẫn tươi ngon
Đầu tiên rửa sạch tôm với muối, cắt bỏ phần râu ria của tôm, sau đó để ráo nước hẳn.
Sau đó chia nhỏ ra lượng đủ dùng cho mỗi bữa ăn, tránh rã đông rồi cấp đông nhiều lần sẽ làm hỏng tôm và ảnh hưởng đến hàm lượng dinh dưỡng của chúng.
Cấp đông với nước: Cho tôm vào hộp đựng thực phẩm, đổ nước vào, đóng nắp lại sau đó cho vào ngăn đá của tủ lạnh để bảo quản.
Bảo quản với đá lạnh: Cho tôm vào hộp đựng thực phẩm, tiếp đó cho thêm một vài viên đá lạnh vào và đóng nắp lại rồi cho vào ngăn đá để bảo quản.
Bảo quản bằng muối: Bảo quản tôm bằng muối cũng tương tự như 2 cách trên. Đầu tiên các bà nội trợ vẫn cần rửa sạch tôm, sau đó cho tôm vào hộp đựng thực phẩm rồi cho khoảng 1 đến 2 thìa muối vào. Tiếp theo, đóng nắp hộp lại và lắc đều để muối thấm vào tôm rồi cho tôm vào ngăn đá bảo quản như bình thường.
Như Quỳnh (T/h)