Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tình tiết mới vụ hơn 100 giảng viên, nhân viên Trường Đại học Quảng Bình bị nợ lương

  • Hoàng Yên
(DS&PL) -

Hiệu trưởng Trường Đại học Quảng Bình cho biết, trường đang dần nâng cao mức tự chủ. Nhưng đánh giá trong thời gian tới thì nguồn thu của trường vẫn không thể đảm bảo cho việc chi trả lương cho cán bộ, giảng viên hưởng lương ngoài ngân sách.

Theo báo Tuổi Trẻ, ngày 10/1, Thường trực Tỉnh ủy Quảng Bình cho biết, vừa có cuộc làm việc liên quan đến vụ nhiều cán bộ, giảng viên tại Trường Đại học Quảng Bình bị nợ lương đến 8 tháng.

Tại đây, cơ quan này đã đề nghị lãnh đạo UBND tỉnh nghiên cứu, khẩn trương tìm giải pháp để hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn hiện nay của Trường Đại học Quảng Bình. Đặc biệt là về công tác bảo đảm tài chính để chỉ trả lương, bảo hiểm xã hội cho cán bộ, giảng viên.

"Trường Đại học Quảng Bình cần phát huy tinh thần năng động, sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ đào tào, bồi dưỡng và nghiên cứu các đề tài khoa học để tạo nguồn thu bảo đảm cho hoạt động", lãnh đạo Thường trực Tỉnh ủy cũng đề nghị.

Cũng theo nguồn tin, một lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Bình cho biết, Trường Đại học Quảng Bình đã được giao tự chủ. Tỉnh chỉ có trách nhiệm lo cho số 99 người hưởng lương từ ngân sách. Còn số hơn 130 người còn lại là do trường tự tuyển dụng nên trường phải tự quyết định về các chính sách liên quan để phù hợp với hiện trạng thực tế.

Trường Đại học Quảng Bình. Ảnh: Thanh Niên

Trong khi đó, ông Nguyễn Đức Vượng, Hiệu trưởng Trường Đại học Quảng Bình cho biết, trường đang dần nâng cao mức tự chủ. Nhưng đánh giá trong thời gian tới thì nguồn thu của trường vẫn không thể đảm bảo cho việc chi trả lương cho cán bộ, giảng viên hưởng lương ngoài ngân sách.

Vì vậy, lãnh đạo trường đã đưa ra giải pháp trước mắt là sẽ thực hiện việc tạm hoãn hợp đồng với những cán bộ, giảng viên không đủ giờ dạy, không có giờ dạy và cả một số nhân viên hành chính.

Trước mắt hiện có 39 cán bộ, giảng viên, nhân viên được trường đưa vào danh sách dự kiến phải tạm hoãn hợp đồng. Thời gian tạm hoãn tùy vào số giờ dạy của từng người, nhưng tối đa sẽ là 7 tháng tính từ 1/2 đến 31/8.

"Những người trong diện hoãn hợp đồng này sẽ được trường nhận lại làm việc theo hợp đồng đã ký kết hoặc tiếp tục tạm hoãn hợp đồng trong một thời gian nhất định tùy theo tình hình thực tế của nhà trường" - ông Vượng cũng nêu rõ.

XEM THÊM: Vụ máy bay quân sự rơi ở Quảng Nam: Người dân sẽ được đền bù thiệt hại như thế nào?

Liên quan đến vụ việc, theo báo Người lao động, ông Vượng cho biết thêm, hiện Trường Đại học Quảng Bình chỉ còn hơn 1.000 sinh viên, trong đó hơn một nửa là sinh viên sư phạm. Trong khi nguồn thu chính lại đến từ sinh viên các ngành ngoài sư phạm, khiến nguồn thu sụt giảm nghiêm trọng nên việc cân đối chi trả lương không thực hiện được.

"Số cán bộ, giảng viên này được tuyển dụng vào ở thời điểm "hoàng kim" của trường, lúc đó gần 10.000 sinh viên theo học, nhưng hiện giờ chỉ còn hơn 1.000 sinh viên. Khó khăn như hôm nay phần lớn nguyên nhân từ những lãnh đạo tiền nhiệm khi tuyển dụng vào quá nhiều vị trí việc làm", ông Vượng cho hay.

Được biết, Trường Đại học Quảng Bình hiện có 236 nhân sự, trong đó 99 người là công chức. Hơn 130 người còn lại là viên chức và lao động hợp đồng, đa phần là cán bộ, giảng viên, nhiều người đã giảng dạy tại trường hơn 15 năm nay. Tuy nhiên 8 tháng qua, chỉ 99 người trong diện công chức được nhận lương, số còn lại gần 150 người bị nợ lương. Đáng chú ý trong số này có tới 18 người trình độ tiến sĩ, 82 người trình độ thạc sĩ.

Ngoài nợ lương, Trường Đại học Quảng Bình còn nợ khoảng 2 tỷ đồng tiền nộp bảo hiểm xã hội của cán bộ, giảng viên, báo Thanh Niên đưa tin.

Hoàng Yên (T/h)

Tin nổi bật