Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tình thế “cưỡi trên lưng hổ” của Tập Cận Bình

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Giống như Gorbachev, Tập Cận Bình muốn cải cách hệ thống chính trị ốm yếu và ông ta đã bắt đầu cái điều mà ông không thể nào kiểm soát nổi.

(ĐSPL) - Giống như Gorbachev, Tập Cận Bình muốn cải cách hệ thống chính trị ốm yếu và ông ta đã bắt đầu cái điều mà ông không thể nào kiểm soát nổi.
Trong bài viết sau đây đăng trên The National Interest của Mỹ, học giả Gordon G. Chang - tác giả của cuốn sách “Sự sụp đổ sắp tới của Trung Quốc”  (The Coming Collapse of China) – cho rằng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang “cưỡi trên lưng hổ”, ngã xuống là bị hổ ăn thịt.

Tập Cận Bình:  "Trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng, tôi không quan tâm đến sống hay chết hoặc danh tiếng bị hủy hoại”.

 "Trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng, tôi không quan tâm đến sống hay chết hoặc danh tiếng bị hủy hoại”, Tập Cận Bình đã tuyên bố như trên tại một phiên họp kín của Bộ Chính trị ngày 26/6.
Tuyên bố trên xem ra khá phù hợp với tin nói rằng Tập Cận Bình đã phát biểu "gây sốc”  về cái gọi là chiến dịch chống tham nhũng sau đó. Rõ ràng, hiện đang xảy ra một cuộc đấu đá nội bộ nghiêm trọng trong giới lãnh đạo cấp cao ở Bắc Kinh.
Học giả Zhang Ming của Đại học Nhân dân ở Bắc Kinh cho rằng hiện có quá nhiều sự chống đối và bất đồng vào thời gian này, một thời điểm có ý nghĩa sống còn đối với “đồng chí” Tập Cận Bình.

Tập Cận Bình đả hổ đeo lon tướng.

Có một điều rõ ràng, đây là một thời điểm nhạy cảm của quá trình chuyển đổi lãnh đạo, thời điểm mà hệ thống chính trị ở Trung Quốc dễ bị tổn thương nhất. Việc chuyển giao quyền lực từ lãnh đạo thế hệ thứ tư Hồ Cẩm Đào cho lãnh đạo thế hệ thứ năm Tập Cận Bình không phải do cố lãnh đạo Đặng Tiểu Bình sắp đặt. Sau khi xử lý xong nhà lãnh đạo lâm thời Hoa Quốc Phong, Đặng Tiểu Bình đã chọn bản thân, Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào là những nhà lãnh đạo kế tiếp nhau ở Trung Quốc.
Việc bất ngờ cắt giảm con số các ủy viên Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị ĐCS Trung Quốc từ 9 xuống còn 7 ủy viên là một bằng chứng cho thấy quá trình chuyển đổi ở Trung Quốc không được “êm thấm” như người ta tưởng. Hơn nữa, theo báo Washington Post, sự biến mất hai tuần của Tập Cận Bình hồi tháng 9/2012 là do chấn thương mà ông này phải hứng chịu, khi bị một “đồng nghiệp” dùng ghế phang vào lưng tại một cuộc họp. Đây là dấu hiệu cho thấy có sự bất đồng nghiêm trọng trong nội bộ ĐCS Trung Quốc.  Có tin nói đã xuất hiện hàng loạt các tin đồn đảo chính trước khi chuyển giao quyền lực, với súng nổ ở trung tâm thủ đô  Bắc Kinh. Đặng Tiểu Bình từng nói: “Nếu Trung Quốc sa vào rắc rối, điều này sẽ xuất phát từ bên trong Đảng Cộng sản”.  
Có lẽ lý do quan trọng nhất giải thích vì  sao bây giờ là thời điểm “hành động hay là chết” chí là tham vọng quá lớn của Tập Cận Bình. Lãnh đạo của Trung Quốc thường yếu hơn so với người tiền nhiệm, ngoại trừ Tập Cận Bình. Ông Tập rõ ràng đã nuôi dưỡng tham vọng như cố Chủ tịch Mao Trạch Đông và  điều đó đã khiến ông ta loại bỏ đối thủ chính trị.

Ủy viên Bộ chính trị, Bí thư thành ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai  và Thượng tướng, Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Từ Tài Hậu tại Đại hội đảng 18.

Cho đến nay, nỗ lực chống tham nhũng của Tập Cận Bình đã  cách chức ít nhất là 36 quan chức từ   cấp Thứ trưởng trở lên, trong vòng 20 tháng đầu cầm quyền. Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Đảng cho biết năm ngoái ủy ban này đã trừng phạt 182.000 cán bộ. Trong bộ sưu tập những “con hổ” bị Tập Cận Bình đánh có  cựu Ủy viên Bộ chính trị, Bí thư thành ủy Trùng Khánh  Bạc Hy Lai, Từ Tài Hậu - một trong những tướng có thế lực nhất Trung Quốc -  và cựu Ủy viên Thường vụ Bộ chính trị, trùm an ninh Chu Vĩnh Khang, “con hổ” to nhất cho đến nay.

Cho đến nay, cựu Ủy viên Thường vụ Bộ chính trị, trùm an ninh Chu Vĩnh Khang là "con hổ" to nhất.

Việc điều tra Chu Vĩnh Khang vi phạm điều cấm kỵ trong ĐCS Trung Quốc vốn cấm truy tố các cựu và đương kim ủy viên Thường vụ Bộ chính trị. Nếu các nhà lãnh đạo chóp bu biết rằng họ sẽ không bị truy tố,  họ sẽ sẵn sàng “rút lui một cách có trật tự” sau khi thua cuộc đấu tranh chính trị. Nói cách khác, Đặng Tiểu Bình đã đề ra ”luật bất thành văn” này để tránh tình trạng các quan chức chóp bu bị thất trận “chiến đấu đến cùng”  và làm tan nát Đảng Cộng sản. Như vậy, điều cấm kị này là một yếu tố quan trọng trong việc “vãn hồi trật tự”, sau cuộc Đại cách mạng văn hóa tàn phá xã hội Trung Quốc kéo dài một thập kỷ của Mao Trạch Đông.
Hai lãnh đạo tiền nhiệm của ông Tập là Hồ Cẩm Đào và Giang Trạch Dân tại Đại hội toàn quốc lần thứ 18 của ĐCS Trung Quốc.
Tuy nhiên, Tập Cận Bình đang đảo ngược quá trình “vãn hồi trật tự” này. Đó là dấu hiệu cho thấy Trung Quốc đang “trở lại dĩ vãng” mà  người từng nghĩ đã vĩnh  viễn trôi qua, nhất là khi Tập Cận Bình  bác bỏ quan điểm chính trị “ba đại diện”, “xã hội hài hòa” của Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào. Trong thời Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào, “các nhà môi giới quyền lực” đã cố gắng duy trì một sự cân bằng tinh tế giữa các phe phái trong  Đảng. Thế nhưng, phương châm của Tập Cận Bình lại là “ngươi chết, ta sống”.
Học giả Zhang Ming của Đại học Nhân dân ở Bắc Kinh nhận định cuộc chiến giữa Tập Cận Bình đang đến hồi “nóng đỏ”. Câu hỏi đặt ra là  liệu cường độ của cuộc chiến này sẽ  thuyên giảm hay được tăng cường trong những tháng tới.
Giống như Gorbachev muốn cải cách hệ thống đang gặp khó khăn ở Liên Xô cũ, Tập Cận Bình đã bắt đầu một quá trình mà ông ta không thể kiểm soát nổi.
Bạc Hy Lai và Chu Vĩnh Khang cũng giương cao ngọn cờ Mao Trạch Đông
Với việc đặt cược cả sinh mạng chính trị, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình không được phép tỏ ra yếu đuối. Ông Tập đã bắt đầu một cuộc chiến mà chính ông phải là người kết thúc. Chỉ có điều, chính sách “được ăn cả, ngã về không” sẽ có những hậu quả không thể tránh khỏi.
Trong bối cảnh này, học giả Guo Wenliang của Đại học Trung Sơn ở Quảng Châu cho rằng "nguy cơ phản công phối hợp của những con hổ là rất, rất lớn" vì giới quan chức cấp cao sẽ không chờ đợi đến lúc bị Tập Cận Bình “tóm cổ” và ông Tập cũng  không thể chờ đợi đến thời điểm bị hổ “cắn lại”.

Tin nổi bật