Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Vì sao Tập Cận Bình “ngưỡng mộ” Putin?

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Học giả Trung Quốc Yang Hengjun cho rằng Chủ tịch Tập Cận Bình khá giống Tổng thống Nga Vladimir Putin, cả về chính sách lẫn tính cách.

(ĐSPL) - Học giả Trung Quốc Yang Hengjun cho rằng Chủ tịch Tập Cận Bình khá giống Tổng thống Nga Vladimir Putin, cả về chính sách lẫn tính cách.
Trong bài viết đăng trên tạp chí The Diplomat ngày 14/7, học giả Yang Hengjun nhận định qua những gì mà Tổng thống  Putin đã làm ở Nga, người ta có thể tiên đoán những động thái sắp tới của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Tập Cận Bình đã chọn Nga là điểm đến của chuyến thăm nước ngoài đầu tiên, sau khi ông đảm nhiệm chức Chủ tịch Trung Quốc.

Tập Cận Bình đã chọn Nga là điểm đến của chuyến thăm nước ngoài đầu tiên, sau khi ông đảm nhiệm chức Chủ tịch Trung Quốc. Trong năm qua, Tập Cận Bình đã gặp Putin nhiều lần, nhiều hơn việc gặp gỡ các nguyên thủ quốc gia khác trên thế giới. Điều này có thể được giải thích là do Trung Quốc và Nga đang cố gắng bắt tay nhau để đối đầu với Mỹ. Tuy nhiên, hầu hết các nhà phân tích chính trị và phương tiện truyền thông lại bỏ qua một giai thoại, khi Tập Cận Bình ở thăm Nga. Phương tiện truyền thông Nga cho biết trong một cuộc trò chuyện, Tập Cận Bình đã nói  với Putin: "Tôi cảm thấy tính cách của chúng ta là khá giống nhau”. Phương tiện truyền thông chính thức của Trung Quốc cũng đăng tải tin này.
Việc trở thành một nguyên thủ quốc gia thường đòi hỏi một cá tính độc đáo và Putin có thể là một trong những nhà lãnh đạo độc đáo nhất. Tính cách của ông đã khiến cho phương Tây bối rối, nhưng rõ ràng là Tập Cận Bình ngưỡng mộ Putin.
Nước Nga trong năm 2000 và Trung Quốc năm 2012 đã gặp phải nhiều vấn đề tương tự. Sự hỗn loạn của giai đoạn đầu của chủ nghĩa tư bản dẫn đến tham nhũng, khoảng cách giàu nghèo và xung đột giữa các đầu sỏ chính trị và các nhóm lợi ích với nhau.
Sau  35 năm "cải cách và mở cửa”, kinh tế Trung Quốc đã phát triển nhanh chóng và đời sống nhân dân đã thay đổi theo chiều hướng tốt hơn. Thế nhưng Trung Quốc cũng vấp phải nhiều vấn đề nan giải:  khoảng cách rất lớn về giàu-nghèo, tình trạng thông đồng giữa giới quan chức chính phủ và  doanh nhân, vấn nạn tham nhũng, đạo đức suy đồi và tình trạng bất bình đẳng xã hội nghiêm trọng.
Vào thời điểm này, ở Trung Quốc xuất hiện Tập Cận Bình, cũng như ông Putin từng xuất hiện ở Nga trong năm 2000.
Để có thể hiểu được “tính cách khá giống nhau” giữa hai ông Tập Cận Bình và Putin, sẽ là thú vị khi phân tích kỹ con người Putin.
Được đào tạo trong một nền giáo dục xã hội chủ nghĩa, là một người yêu nước và từng tham gia KGB, ở trong con người Putin tồn tại hai niềm tin trái ngược nhau. Một mặt, ông biết rằng sự sụp đổ của Liên Xô là không thể tránh khỏi và tự do dân chủ là xu hướng lịch sử. Mặt khác, ông Putin cũng không thể nào quên những ngày vinh quang của Liên Xô trước đây, khi đảng cộng sản có quyền lực bao trùm và duy trì xã hội "trật tự".
Trên thực tế, khi lần đầu tiên lên nắm quyền, Tổng thống Putin đã rất cố gắng làm hài lòng phương Tây để tạo ra một mối quan hệ thân thiện. Để thiết lập một mối quan hệ tốt với NATO, ông tích cực hợp tác với Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố. Ông cũng thành lập các mối quan hệ cá nhân tốt với cựu Thủ tướng Đức Gerhard Schroeder và cựu Thủ tướng Anh Tony Blair. Thậm chí, Tổng thống Putin còn muốn phát triển một mối quan hệ tốt với Tổng thống Mỹ George W. Bush.
Chỉ có điều, việc NATO tiếp tục mở rộng về phía đông rõ ràng là coi nước Nga dân chủ của ông Putin là một kẻ thù giả định. Trong khi đó, phương Tây lại áp dụng một “tiêu chuẩn kép” đối với cuộc chiến chống khủng bố của Nga tại Chechnya. Khi "cuộc cách mạng màu" nổ ra ở các quốc gia  vệ tinh của Nga, Tổng thống Putin bắt đầu thay đổi quan điểm và “điều chỉnh” mối quan hệ của Nga với phương Tây. Tư duy thời Liên Xô dần dần thắng thế trong tâm trí Putin. Thậm chí cho đến ngày nay, phương Tây dường như vẫn không thể hiểu được nỗi thất vọng của nước Nga sau khi mất vị thế siêu cường và việc người Nga kiên quyết bảo vệ từng tấc đất vốn thuộc về họ. Phương Tây cũng không thể hiểu  phản ứng mạnh mẽ của Nga, khi  nhìn thấy các quốc gia vệ tinh lần lượt bị rơi rụng bởi  "diễn biến hòa bình”.
Trên thực tế, những cải cách mà Tổng thống Putin đã thực hiện sau khi lên nắm quyền vào năm 2000 xem ra khá giống với những gì  mà Chủ tịch Trung Quốc đang làm kể từ năm 2013.
Thứ nhất, Tổng thống Putin đã bắt đầu một chiến dịch chống tham nhũng nhắm vào các đối thủ chính trị. Dưới thời Yeltsin, có rất nhiều chính khách trở nên tham nhũng ngay sau khi giành được quyền hành. Không ít đầu sỏ trong số này nắm trong tay quyền lực chính trị-kinh tế và có thể thách thức vai trò lãnh đạo của Tổng thống Putin. Vì vậy, ông Putin đã tận dụng chiến dịch chống tham nhũng để loại bỏ các đối thủ chính trị cản đường và nhận được sự ủng hộ của tuyệt đại đa số cử tri Nga.  Kết quả là ông Putin đã tái đắc cử chức tổng thống vào năm 2004, với tỷ lệ phiếu áp đảo.
Thứ hai, Tổng thống Putin đã thành lập một cơ cấu quyền lực theo chiều dọc. Ông đã chủ ý làm suy yếu chính quyền địa phương để tập trung quyền lực vào tay chính quyền trung ương và mang lại cho mình quyền lực tuyệt đối trong việc ra quyết định. Với việc thành lập cơ cấu quyền lực dọc này, Tổng thống Putin đã chấm dứt thời kỳ mà chính quyền địa phương tùy tiện phớt lờ sắc lệnh của điện Kremlin và bắt đầu kỷ nguyên của "Hoàng đế Putin" ở Nga. Việc Tổng thống Putin tập trung quyền lực trong tay xem ra đã giải quyết được nhiều vấn đề còn sót lại từ thời Yeltsin.
Người ta tự hỏi liệu Tổng thống Putin có sử dụng quyền lực tuyệt đối của mình để phát triển kinh tế và duy trì trật tự xã hội? Liệu ông có thể cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển dân chủ, giữa tự do cá nhân và tự do chính trị?
Theo học giả Yang Hengjun, Tổng thống Putin có thể nắm giữ quyền lực trong thập kỷ tới để duy trì ổn định quốc gia, tiếp tục phát triển kinh tế và tiến hành các cải cách dân chủ. Nhưng cũng có thể, ông đặt mục tiêu nắm giữ quyền lực là tối thượng và không quan tâm đến những gì sẽ xảy ra với nước Nga sau khi ông qua đời. Có một điều rõ ràng là nước Nga sẽ may mắn, nếu Tổng thống Putin chọn phương án thứ nhất. Trong trường hợp ông chọn phương án hai, nước Nga sẽ phải đối mặt với vô vàn  khó khăn trong tương lai.

Yang Hengjun là một học giả độc lập người Trung Quốc và là một nhà văn. Ông từng làm việc trong Bộ Ngoại giao Trung Quốc và là một thành viên cao cấp tại Hội đồng Đại Tây Dương ở thủ đô Washington. Yang Hengjun đã làm bằng tiến sĩ Đại học Công nghệ Sydney, Australia.

Tin nổi bật