Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tin tức quân sự mới nóng nhất ngày 14/2: Nga tiết lộ phát triển vũ khí tiên tiến hơn vũ khí hạt nhân

(DS&PL) -

Tin tức quân sự mới nóng nhất 24h qua. Cập nhật tin tức quân sự mới nhất ngày 14/2 trên trang Đời sống & Pháp luật.

Tin tức quân sự mới nóng nhất 24h qua. Cập nhật tin tức quân sự mới nhất ngày 14/2 trên trang Đời sống & Pháp luật.

Nga tiết lộ phát triển vũ khí tiên tiến hơn vũ khí hạt nhân

Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: Sputnik

Khi được hỏi về khả năng nêu quy chế của Nga như một cường quốc hạt nhân trong Hiến Pháp, Tổng thống Nga Vladimir Putin nói rằng, điều đó có thể không cần thiết.

Trong cuộc gặp với nhóm công tác chuẩn bị sửa đổi Hiến pháp Nga, ông Putin giải thích rằng, một ngày nào đó, vũ khí hạt nhân có thể trở nên lỗi thời và khi đó Nga sẽ phải có những loại vũ khí khác tiên tiến hơn.

“Đó không phải là việc chúng ta trở thành một cường quốc hạt nhân, mà là về việc chúng ta sẽ luôn đi trước một bước ở khía cạnh các hệ thống vũ khí mới nhất”, Tổng thống Nga nói.

Ông nhấn mạnh rằng, một số nước đang tìm cách ngăn chặn năng lực hạt nhân của Nga thông qua các hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo, tuy nhiên, điều này đã bị đẩy lùi bởi sự phát triển các vũ khí siêu thanh của Nga.

Hải quân Mỹ đột kích thu giữ 150 tên lửa chống tăng trên biển Ả Rập

Những hình ảnh về vũ khí thu được trong cuộc đột kích ngày 25/11/2019 của quân đội Mỹ. Ảnh: AP

Chiều 13/2, Bộ Tư lệnh Trung tâm Mỹ (CENTCOM) cho biết vừa bắt được một tàu chở 150 tên lửa chống tăng và nhiều loaị vũ khí tối tân khác do Iran sản xuất trên biển Ả rập.

Đoạn video do công ty CENTCOM phát hành cho thấy các nhân viên của Hải quân Mỹ đột kích chiếc tàu chở vũ khí trong khi thực hiện các hoạt động an ninh hàng hải ngày 9/2 ở biển Ả Rập và phát hiện một lượng vũ khí lớn.

Theo thông cáo của cơ quan này: "Các vũ khí bị thu giữ bao gồm 150 tên lửa chống tăng có điều khiển (ATGM) 'Dehlavieh’ do Iran sản xuất dựa theo các tên lửa Kornet của Nga."

"Các thành phần vũ khí khác bị thu giữ trên tàu đều là của Iran thiết kế và sản xuất, bao gồm: 3 tên lửa đất-đối-không của Iran; các ống nhòm ảnh tầm nhiệt gắn cho vũ khí; các thiết bị không người lái trên không và mặt đất; các loại đạn dược và linh kiện vũ khí tối tân khác", CENTCOM  thống kê trong thông cáo.

Mỹ muốn sắm gần 1.000 tên lửa chống hạm

Tên lửa LRASM được Mỹ bắn thử năm 2018. Ảnh: USAF.

Hải quân Mỹ đã công bố đề xuất ngân sách cho năm tài khóa 2021, yêu cầu đặt mua 1.625 tên lửa các loại, trong đó hơn một nửa là vũ khí chống hạm tầm xa, tăng gấp 10 lần so với đề xuất cách đây 5 năm. Đây dường như là biện pháp nhằm đối phó các nỗ lực tăng cường năng lực hải quân của Trung Quốc trong những năm gần đây.

Theo đó, hải quân Mỹ muốn mua 189 tên lửa tấn công hải quân (NSM), 210 tên lửa chống hạm tầm xa (LRASM) phóng từ máy bay, 451 bộ thiết bị nâng cấp để biến tên lửa hành trình Tomahawk thành vũ khí diệt hạm và 775 quả đạn phòng không tầm xa SM-6. Trong đề xuất ngân sách năm 2016, hải quân Mỹ chỉ đặt mua 88 tên lửa chống hạm.

"Trung Quốc đã xây dựng hạm đội 335 tàu mặt nước. Đó là quá trình diễn ra suốt 10 năm qua khi họ chuyển chiến lược từ xây dựng năng lực phòng thủ gần bờ sang mở rộng ảnh hưởng trên biển và toàn cầu. Sức mạnh hải quân Mỹ sẽ trở nên quan trọng hơn bao giờ hết trong tương lai", chuẩn đô đốc Randy Crites, giám đốc phụ trách ngân sách hải quân Mỹ, cho hay.

Mộc Miên (T/h)

Tin nổi bật