Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tin tức đời sống ngày 11/8/2024: Răng giả kẹt trong phổi người đàn ông 56 tuổi

  • Đinh Kim (T/h)
(DS&PL) -

Tin tức đời sống mới nhất ngày 11/8/2024. Cập nhật tin tức đời sống mới nhất ngày 11/8/2024 trên trang Đời sống & Pháp luật.

Răng giả kẹt trong phổi người đàn ông 56 tuổi

Báo Dân Trí dẫn thông tin từ bác sĩ Huỳnh Minh Tâm - Giám đốc Bệnh viện Lao và Bệnh phổi tỉnh Khánh Hòa cho biết, bác sĩ của đơn vị này vừa nội soi và lấy thành công chiếc răng giả kích thước 3cm từ phổi của một nam bệnh nhân.

Trước đó, bệnh nhân V.M.T. (56 tuổi, trú TP.Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) nhập viện trong tình trạng thấy đau ngực phải nhiều, khó thở, sốt cao.

Qua khai thác tiền sử bệnh, ông T. cho biết, khoảng 1 tháng trước, trong lúc ăn, bản thân bị hóc và sặc, sau đó tức ngực vùng ức và ho khan nhiều. Tuy nhiên, các triệu chứng giảm dần nên bệnh nhân không đến bác sĩ kiểm tra.

Cuối tháng 7, ông T. cảm thấy đau ngực phải nhiều, khó thở, ho khạc đờm có máu kèm theo nên đi khám và được tư vấn vào viện điều trị.

Chiếc răng giả mắc kẹt trong phổi nam bệnh nhân khi được lấy ra ngoài. Ảnh: Dân Trí

 

Kết quả sau khám, siêu âm phổi, màng phổi và hình ảnh từ phim X-quang ngực, bệnh nhân được chẩn đoán nghi ngờ có dị vật trong lòng phế quản, gây viêm phổi, màng phổi phải nặng.

Sau đó, bác sĩ Bệnh viện Lao và Bệnh phổi tỉnh Khánh Hòa đã tiến hành nội soi phế quản, gắp chiếc răng giả ra khỏi phổi bệnh nhân. Ngay sau can thiệp, các triệu chứng bệnh của bệnh nhân được cải thiện rõ rệt.

Bác sĩ khuyến cáo người dân khi bị hóc thức ăn, dị vật mà sau đó có các triệu chứng ho dữ dội, đau ngực, khó thở cấp tính nên sớm đi kiểm tra để được can thiệp kịp thời, tránh hậu quả đáng tiếc.

TP.HCM ghi nhận 60 ca nghi sốt phát ban sởi trong 1 tuần

Báo Người Lao Động đưa tin ngày 10/8, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) cho biết trong tuần 31 (từ ngày 29/7 đến 4/8), theo ghi nhận, tại thành phố phát hiện 60 ca sốt phát ban nghi sởi. Trong đó, có 9 ca được xác định mắc bệnh trong phòng thí nghiệm (dương tính ELISA IgM).

Ngoài ra, cũng trong tuần 31, tại TP.HCM ghi nhận 254 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết, cao hơn 21% so với trung bình 4 tuần trước. Tổng số ca sốt xuất huyết tích lũy từ đầu năm 2024 đến tuần 31 là 5.136 ca. Các quận huyện có số ca mắc sốt xuất huyết trên 100.000 dân cao bao gồm quận 1, TP.Thủ Đức, quận 7.

Về tay chân miệng, trong tuần 31, thành phố ghi nhận 351 trường hợp mắc bệnh, thấp hơn 18,7% so với trung bình 4 tuần trước. Tổng số ca tay chân miệng tích lũy từ đầu năm 2024 đến tuần 31 là 9.475 ca. Các quận huyện có số ca mắc tay chân miệng trên 100.000 dân cao bao gồm huyện Bình Chánh, huyện Nhà Bè và quận 8.

Hiện, bệnh tay chân miệng và bệnh sốt xuất huyết chưa có vắc xin phòng ngừa, còn bệnh sởi đã có vaccine phòng ngừa.

Theo số liệu thống kê của Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM), trong tháng 7, bệnh viện ghi nhận 82 ca sởi mới nhập viện. Tỷ lệ này cao hơn so với cùng kỳ năm 2023 và trung bình 5 năm vừa qua. Dự đoán trong thời gian tới, tỷ lệ này sẽ tiếp tục tăng.

Dự báo trong tháng 8, tỷ lệ trẻ nhập viện do sốt xuất huyết, viêm tiểu phế quản sẽ tăng.

Người đàn ông tử vong sau khi ăn tiết canh đã luộc chín

Báo Công Lý dẫn thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thái Nguyên cho biết, sau 3 ngày được điều trị tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên, chiều 9/8, ông N.V.H. (SN 1974, trú tại xóm Đình Phỉnh, xã Phượng Tiến, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên) đã tử vong.

Điều tra dịch tễ cho thấy, tối 6/8, ông H. đi ăn tiết canh đã luộc chín tại nhà hàng xóm. Đến khoảng 21h cùng ngày, ông H. có triệu chứng sốt nóng, kèm đi ngoài phân lỏng nhiều lần.

Đến 2h ngày 7/8, ông H. xuất hiện tình trạng đau đầu, chóng mặt, buồn nôn...nên được gia đình đưa đến Bệnh viện Đa khoa Định Hóa và được chẩn đoán, sốc nhiễm khuẩn, nhiễm trung liên cầu không xác định được vị trí…

Sáng 7/8, ông H. được chuyển đến Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên trong tình trạng tỉnh chậm, Glasgow 13 điểm, da niêm mạc nhợt, kèm theo nổi vân tím toàn thân, xuất huyết kết mạc mắt, khó thở (nhịp thở 30 lần/phút), huyết áp 100/60mmHg. Chẩn đoán sốc nhiễm khuẩn đường tiêu hóa. Kết quả xét nghiệm, bệnh nhận H. dương tính với vi khuẩn liên cầu lợn.

Hình ảnh liên cầu khuẩn. Ảnh minh họa: Công Lý

Liên cầu khuẩn lợn có thể lây nhiễm sang người khi tiếp xúc trực tiếp với lợn bệnh và lợn lành nhưng mang nguồn bệnh qua hoạt động giết mổ, chế biến và sử dụng thịt lợn bệnh không chế biến kỹ. Vi khuẩn này còn lây sang người qua những vết thương hở trên da.

Bệnh thường có một số triệu chứng như sốt, đau đầu, điếc tai, nôn ói, rối loạn tri giác, cứng gáy, xuất huyết dưới da và tiêu hóa.

Vi khuẩn liên cầu khuẩn lợn xâm nhập vào máu sẽ sinh sản nhanh chóng và tiết ra nhiều độc tố. Lúc này, ngoài các triệu chứng nêu trên, người bệnh có thể bị nhiễm độc tố nặng với các biểu hiện: tụt huyết áp, rối loạn đông máu, suy đa phủ tạng, trụy tim mạch, suy hô hấp, hôn mê, thậm chí tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Vì vậy, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Thái Nguyên khuyến cáo người dân trên địa bàn không ăn tiết canh và các sản phẩm từ thịt lợn chưa nấu chín.

Tin nổi bật