Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tin tức đời sống mới nhất ngày 8/2/2020: Cuộc gặp của vợ chồng bác sĩ làm việc cùng khu cách ly dịch corona

(DS&PL) -

Tin tức đời sống mới nhất ngày 8/2/2020. Cập nhật tin đời sống mới ngày 8/2/2020 trên trang Đời sống & Pháp luật.

Tin tức đời sống mới nhất ngày 8/2/2020. Cập nhật tin đời sống mới ngày 8/2/2020 trên trang Đời sống & Pháp luật.

Cuộc gặp xúc động của vợ chồng bác sĩ làm việc cùng khu cách ly dịch corona mà không nhận ra nhau

Vợ chồng bác sĩ Trần Bính và Tiểu Kỳ bất ngờ gặp nhau trên hành lang bệnh viện - Ảnh: Cắp từ clip

Ngày 4/2, camera an ninh tại khu cách ly Bệnh viện Nhân dân Thiệu Hưng (Chiết Giang, Trung Quốc) ghi lại cuộc gặp gỡ xúc động của hai bác sĩ đang công tác chống dịch virus corona.

Cụ thể, hai bác sĩ này là vợ chồng, đang cùng công tác tại bệnh viện. Người chồng là Trần Bính, làm việc ở khoa X-quang còn vợ là Tiểu Kỳ, làm việc trong khoa Nhi. Khi dịch viêm phổi cấp do virus corona bùng phát, hai vợ chồng đều tình nguyện làm việc trong khu cách ly.

Tối 4/2, khi Tiểu Kỳ đang đi phát thuốc cho bệnh nhân thì gặp chồng cũng đang trên đường làm nhiệm vụ. Cả hai đều mặc đồ bảo hộ kín mít, có ghi tên phân biệt nhưng ngay khi chạm mắt nhau, hai người đã ngờ ngợ đó là bạn đời của mình.

"Là anh đúng không, Trần Bính?". "Đúng vậy, em là Tiểu Kỳ?", Trần Bính đáp. Trần Bính xúc động ôm vợ vì cuộc hội ngộ bất ngờ.

Tuy nhiên, khoảnh khắc hạnh phúc không kéo dài được lâu. Sau vài phút động viên nhau, hai vợ chồng phải quay lại tiếp tục công việc.

Tiểu Kỳ tâm sự: "Thời khắc đó tôi cảm thấy vui mừng, bởi tôi không ngờ có thể gặp chồng trong hoàn cảnh đặc biệt như thế. Tôi cũng không ngờ là nhận được một cái ôm ấm áp của chồng, do chăm sóc bệnh nhân nên cả hai vợ chồng đã nhiều ngày không gặp nhau".

Dù làm cùng một bệnh viện nhưng hai người được sắp xếp ở hai ký túc xá khác nhau nên không có cơ hội gặp mặt. Lần hội ngộ tại hành lang này là lần đầu tiên cặp đội gặp lại kể từ khi bước vào khu vực cách ly chống dịch của bệnh viện.

Được biết, năm 2003, Trần Bính đã tham gia điều trị cho bệnh nhân khi dịch SARS bùng phát tại Trung Quốc. Năm nay, anh có thêm sự đồng hành của vợ trên chiến tuyến chống lại dịch bệnh corona.

Câu chuyện được chia sẻ trên mạng xã hội đã nhanh chóng nhận được phản hồi tích cực của cộng đồng mạng. Nhiều người để lại bình luận thể hiện sự cảm kích đối với những hy sinh, nỗ lực của đội ngũ nhân viên y tế trong lúc tình hình dịch bệnh đang diễn biến căng thẳng.

Xót xa đôi bàn tay ửng đỏ, sưng tấy của các bác sĩ Vũ Hán làm việc suốt hơn 12 tiếng mỗi ngày

Bàn tay ửng đỏ của các bác sĩ làm việc trong phòng thí nghiệm để thử nghiệm các mẫu virus.

Khi dịch viêm phổi Vũ Hán do virus corona tiếp tục lan rộng, các bác sĩ và chuyên gia y tế đã làm việc không mệt mỏi để tìm ra phương pháp chữa trị căn bệnh chết người này. Nhiều người hy sinh giấc ngủ, thời gian với gia đình – một số người thậm chí đã hy sinh cả mạng sống để khi làm việc cật lực ngăn số lượng bệnh nhân ngày càng tăng.

Mới đây, bác sĩ Chen Jun, phó giám đốc của phòng thí nghiệm tại bệnh viện phổi Vũ Hán, chia sẻ về tình trạng viêm nhiễm đáng lo ngại của đôi bàn tay mình khi mối ngày ông dành hơn 12 tiếng làm việc trong phòng thí nghiệm.

Bác sĩ với thâm niên 19 năm tại bệnh viện phổi Vũ Hán cho biết, nhóm thí nghiệm của ông thường thực hiện 2 lần thử nghiệm trong một ngày, mỗi lần mất khoảng 6 tiếng để hoàn thành. Nhưng trước mức độ bùng phát nghiêm trọng của virus corona, các chuyên gia y tế thuộc đội của Chen phải làm việc hơn 12 tiếng mỗi ngày.

Vì phải thường xuyên đeo các thiết bị bảo hộ mọi lúc khi tiếp xúc gần với virus, đôi bàn tay của bác sĩ Chen đã dần dần chuyển sang màu đỏ và sưng lên nghiêm trọng do phát ban sau thời gian dài không tiếp xúc với không khí! Tình trạng này được gọi là Erythema. Tình trạng viêm xảy ra do lưu lượng máu tăng lên trong mao mạch.

Bác sĩ Chen cũng cho biết, tất cả 27 thành viên của phòng thí nghiệm của ông phải làm việc từ đầu tháng 1, kiểm tra hơn 100-300 mẫu virus để loại trừ từng loại. Người bác sĩ này còn mắc chứng bại liệt (polio) nên các cử động ở tay bị ảnh hưởng, khiến ông mất nhiều thời gian để thực hiện công việc so với người bình thường.

Tuy nhiên, điều đó này không ngăn bác sĩ Chen quyết tâm điều trị virus. Chen nói rằng mỗi thử nghiệm cần 10 bước để hoàn thành và điều quan trọng là ông cùng các đồng nghiệp phải tập trung trong suốt quá trình này. “Tôi không thể nao núng bởi còn rất nhiều người chờ đợi kết quả này. Tôi phải chấp nhận những khó khăn”, bác sĩ Chen chia sẻ.

Ông thừa nhận rằng sau khi làm việc trong thời gian dài, mồ hôi sẽ chảy và gây kích ứng da trong đôi găng tay cao su kín khí.

Do đó, các bác sĩ phải đối mặt với tình trạng kích ứng và viêm da. Họ chỉ kịp tranh thủ nghỉ ngơi, băng bó tay để rồi nhanh chóng quay lại với công việc thầm lặng của mình.

Mụn mọc quanh người vì bệnh hiếm khiến bé gái 'đang dần hóa đá'

Bé Rajeshwari mọc mụn cứng khắp người.

Những mụn nước phát triển dày, cứng và có vảy màu xám bao phủ cơ thể nhỏ bé của Rajeshwari, 7 tuổi, ở Ấn Độ, chỉ trừ mặt và ngực.

Các mụn nước dạng cứng này hình thành do đột biến di truyền cực kỳ hiếm gặp khi theo các nhà khoa học hiện thế giới chỉ ghi nhận có 24 trường hợp.

Đó là chứng Ichthyosis gây đỏ da, đóng vảy và phồng rộp nghiêm trọng. Căn bệnh này tấn công quá trình tái tạo da trong cơ thể con người, khiến nó trở nên cứng và bong tróc.

Điều này đồng nghĩa cơ thể của bé Rajeshwari đang gần như hóa đá, khiến cuộc sống của em như thể địa ngục vì những nỗi đau đớn thể xác và tinh thần kéo dài triền miên.

Hình ảnh cho thấy cảnh tượng đau lòng về bé Rajeshwari ngồi dưới một túp lều tranh với những vết phồng rộp gần như bao phủ gần như toàn bộ cơ thể khiến ai cũng xót xa.

Căn bệnh này không gây tử vong, nhưng nó khiến các hoạt động thường ngày đơn giản của bé gái như di chuyển và ngồi cũng rất khó khăn và đau đớn.

Mức độ hiếm gặp của đột biến này khiến quá trình nghiên cứu trở nên khó khăn, trong khi thuốc dùng để kiểm soát bệnh nan y này lại có tác dụng phụ nghiêm trọng.

Tiến sĩ Satyaki Ganguly, giáo sư tại Viện Khoa học Y khoa All India, Raipur, cho biết: “Thuật ngữ y học cho chứng rối loạn di truyền này là bệnh vẩy nến Ichthyosis. Vì rất ít trường hợp mắc bệnh này ở Ấn Độ nên không có bất kỳ đột phá lớn nào về mặt nghiên cứu. Hiện nay, khoa học không có cách chữa trị căn bệnh này”.

Bác sĩ da liễu, Tiến sĩ Yash Upender, từ bệnh viện Dantewada, tin rằng bé gái mắc chứng Ichthyosis biểu mô, không phải là căn bệnh đe dọa đến tính mạng nhưng chưa có thuốc chữa. Thuốc chỉ có thể cản trở sự phát triển của bệnh nhưng với tác dụng phụ nghiêm trọng.

Và trong khi y học hiện “bó tay”, mỗi ngày, bé Rajeshwari vẫn phải sống trong đau đớn vì chứng bệnh hiếm gặp này.

Quỳnh Chi (T/h)

Tin nổi bật