Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tin tức đời sống mới nhất ngày 6/2/2020: Vợ chồng tỷ phú chi 46 tỷ đồng cho kỳ nghỉ sang chảnh

(DS&PL) -

Tin tức đời sống mới nhất ngày 6/2/2020. Cập nhật tin đời sống mới ngày 6/2/2020 trên trang Đời sống & Pháp luật.

Tin tức đời sống mới nhất ngày 6/2/2020. Cập nhật tin đời sống mới ngày 6/2/2020 trên trang Đời sống & Pháp luật.

Vợ chồng tỷ phú chi 46 tỷ đồng cho kỳ nghỉ sang chảnh

Thưởng thức bữa ăn trên máy bay có đầu bếp riêng - Ảnh: BI

Một cặp vợ chồng tỷ phú người Singapore vừa chi trả 2 triệu USD (hơn 46 tỷ đồng) cho kỳ nghỉ lãng mạn kéo dài 3 ngày, với những dịch vụ xa xỉ bậc nhất.

Chuyến đi bắt đầu từ ngày 27/1 và kết thúc hôm 29/1. Vào ngày đầu tiên, cặp đôi thưởng thức bữa tối trên tầng thượng của nhà hàng 1-V:U tại Singapore. Họ qua đêm ở khách sạn 5 sao Outpost tại đảo Sentosa. Căn phòng lãng mạn được phủ kín bởi 10.000 bông hoa hồng.

Tiếp theo đó, ở ngày thứ 2, cặp đôi có nguyên ngày trên du thuyền sang trọng đi vòng quanh khám phá Singapore. Họ lên máy bay tư nhân trị giá 50 triệu USD Bombardier Global 6000 và thưởng thức bữa tối 18 món ở độ cao 12.000 m.

Được biết, bữa tối do đích thân Kirk Westaway - đầu bếp nổi tiếng của nhà hàng một sao Michellin phục vụ. Tại đây, hai du khách người Singapore sử dụng đôi đũa nạm 42 viên kim cương, thưởng thức thực đơn với thịt bò Wagyu đắt đỏ, cá bơn, thịt lợn hun khói, vịt tẩm gia vị... Họ cũng được tặng một chiếc nhẫn vàng hồng pha bạch kim và đính kim cương.

Khi di chuyển dưới mặt đất, cả hai được phục vụ trên chiếc Rolls-Royce Phantom Drophead Coupe siêu sang, di chuyển tới nhiều địa điểm khác nhau trong hành trình. Và cuối cùng, họ nghỉ đêm trong phòng Tổng thống ở khách sạn Raffles Singapore.

Theo chia sẻ, lợi nhuận thu từ việc bán trải nghiệm xa hoa này được quyên góp cho một tổ chức nhân đạo ở Đan Mạch nhằm giúp giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em tại Nigeria.

Bác sĩ sốc nặng khi phát hiện điều lạ trong bụng nữ sinh 20 tuổi

Kết quả siêu âm thai của Hannah.

Jacob Merton (22 tuổi) và vợ là Hannah (20 tuổi), gặp nhau từ khi còn học trung học và nhanh chóng kết hôn, họ cùng sống tại Akron, bang Ohio, Mỹ.

Cả hai đều có ý định có con sớm nên quyết định mang thai. Tuy vậy, 1 năm trôi qua Hannah vẫn chưa có tin vui.

Sau khi đi khám, các bác sĩ chẩn đoán Hannah mắc hội chứng buồng trứng đa nang - một vấn đề sinh sản khá phổ biến gây ra bởi sự mất cân bằng hormone trong cơ thể. Cô được chỉ định điều trị bằng phương pháp hormone.

Liệu pháp này nhanh chóng cho kết quả tích cực khi Hannah phát hiện có thai vào tháng 10/2019. Bà mẹ trẻ hạnh phúc đi siêu âm ngay sau đó. Trước khi đến phòng khám, Hannah đã nghi ngờ mình đang mang thai đôi.

Ban đầu, bác sĩ xác nhận nghi ngờ của cô là chính xác khi phát hiện ra em bé A và B trong quá trình siêu âm. Vậy nhưng mọi thứ diễn ra sau đó khiến cả bác sĩ và Hannah phải há hốc miệng vì ngạc nhiên.

Hannah kể lại: "Cô ấy tiếp tục di đầu siêu âm để tìm kiếm rồi lẩm nhẩm đếm. Sau đó cô ấy đứng bật dậy, đẩy chiếc ghế ra và thốt lên "Bạn đang có 5 bé". Tôi đờ người một lát vì không thể tin nổi".

Tuy những trường hợp mang đa thai luôn được các bác sĩ cảnh báo nhiều nguy cơ và thậm chí khuyên giảm thiểu thai nhưng vợ chồng Hannah quyết định sẽ giữ lại cả 5 bé.

Hiện tại, mẹ bầu 20 tuổi đã bước sang tuần 20 của thai kỳ và chưa có bất kỳ biến chứng nào.

Cô cho biết mục tiêu của mình là giữ 5 bé được đến 30 tuần nhưng bác sĩ đã cảnh báo chuyển dạ có thể xảy ra ở ngay đầu tuần 25 do thân hình nhỏ nhắn của cô không thể chịu đựng thêm do trọng lượng của các thiên thần mỗi ngày một lớn lên.

Vợ chồng Hannah đều cho rằng việc mang thai 5 là một "phước lành" nhưng cũng thú thật cả hai khá lo lắng về vấn đề kinh tế khi sinh và nuôi 5 đứa trẻ.

Chị gái của Hannah đã tạo một trang quyên góp để kêu gọi hỗ trợ cho vợ chồng cô vì hiện tại cặp đôi sinh viên còn chưa chuẩn bị được đồ sơ sinh cho các bé.

Trước Hannah, vào hồi tháng 2/2019, một phụ nữ 25 tuổi ở Iraq thụ thai 7 tự nhiên, sinh thường 6 con gái và một con trai khiến giới y học "choáng váng".

Theo Healthmedicinet, đây là trường hợp sinh 7 đầu tiên của Iraq, vừa xảy ra tại Bệnh viện Al Batoul ở tỉnh Diyali.

Ông Firas Al Izzawi, phát ngôn viên tại bệnh viện, cho biết sau khi sinh con, sức khỏe người mẹ rất khỏe mạnh. 7 bé sơ sinh bao gồm 6 gái và một trai có sức khỏe tốt sau khi kiểm tra y tế.

Youssef Fadl, cha của 7 đứa trẻ cho biết anh và vợ không có kế hoạch sẽ sinh thêm con vì họ hiện có 10 đứa trẻ để chăm sóc.

Cảnh báo nguy cơ lây nhiễm chéo do người dân tranh nhau đi xét nghiệm nCoV

Quá nhiều người đi xét nghiệm nCoV làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm chéo - Ảnh: Minh họa

Sau khi có thông tin xét nghiệm nCoV ở Việt Nam có kết quả sau 1 ngày, nhiều người dân đã đổ xô đến các bệnh viện để khám gây nguy cơ lây nhiễm chéo.

Theo ThS.BSCKII Nguyễn Trung Cấp, Phó Trưởng khoa cấp cứu, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương chia sẻ với Tiền Phong, nCoV là 1 virus thuộc nhóm coronavirus tương tự với SARS và MERS-CoV. Trên cơ sở những thông tin hiện tại, người ta nhận thấy nCoV cũng chỉ lây truyền hạn chế từ người sang người qua tiếp xúc gần tương tự với SARS và MERS-CoV.

Cũng theo BS Cấp, điều khó khăn trong việc kiểm soát của bất kỳ dịch bệnh mới xuất hiện lần đầu là những ca bệnh đầu tiên dễ nhầm lẫn với những bệnh thông thường. Phải mất một thời gian mới nhận diện được nó là bệnh mới, tìm ra nguyên nhân và đường lây truyền của nó.

Do vậy thường trong giai đoạn đầu việc cách ly, giám sát ổ dịch và dự phòng có thể chưa phù hợp dẫn đến sự lan rộng trong ổ dịch và lây truyền sang nhân viên y tế. Với n-COV do thời gian ủ bệnh kéo dài đến 14 ngày nên những người có virus có thể đi rất xa, tiếp xúc gần với nhiêu người. Điều đó gây khó khăn trong việc khoanh vùng và cách ly các đối tượng nguy cơ.

Hơn nữa, tình trạng hoảng loạn trong vụ dịch dễ khiến người dân đổ xô đến các bệnh viện để khám, xét nghiệm dẫn đến quá tải và làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm chéo tại đó. Ngoài ra nếu có những trường hợp chạy trốn hoặc dấu bệnh, không tuân thủ cách ly cũng là yếu tố gây khó khăn cho việc cách ly và khống chế dịch.

Trước đó, PGS.TS Lê Quỳnh Mai, Phó viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, cho Tri thức trực tuyến biết hiện đơn vị này đã áp dụng kỹ thuật mới đối với xét nghiệm virus corona, cho kết quả nhanh, chỉ sau 1-2 ngày, thay vì 3-4 ngày so với trước.

Theo bà Mai, từ cập nhật thông tin trên website của WHO về thông tin sử dụng kỹ thuật mới để xét nghiệm, cho được chẩn đoán sớm và có cách ly kịp thời, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương đã cập nhật thông tin và tự đặt mồi đặc hiệu chuẩn thức của WHO thông qua đối tác Nhật Bản.

Trước đó, khi chưa có mồi đặc hiệu chuẩn thức của WHO, việc xét nghiệm tốn rất nhiều thời gian bằng phương pháp giải trình gen.

“Chúng tôi đã kiểm chứng trên những xét nghiệm đã được làm bằng kỹ thuật giải trình tự gen thế hệ mới và cho kết quả chính xác. Vì thế, chúng tôi đánh giá đây là hệ thống phù hợp trong giai đoạn hiện tại”, bà Mai cho hay.

Bà Mai cũng chia sẻ từ đầu dịch do virus corona gây ra đến nay, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đã thực hiện xét nghiệm cho gần 200 mẫu.

Đám cưới đặc biệt giữa tâm dịch virus corona

Cặp đôi tổ chức đám cưới qua điện thoại ngay trong mùa dịch.

Một đám cưới đặc biệt đã diễn ra tại Trung Quốc trong bối cảnh dịch bệnh virus corona chủng mới hoành hành.

Theo đó, chị Vương Nguyệt Linh, y tá người Tứ Xuyên (Trung Quốc) và anh Tần Đốc Sơn (28 tuổi), lính cứu hỏa thuộc đội cứu hỏa thị trấn Tự Cống (tỉnh Tứ Xuyên) đã yêu nhau được 2 năm. Cặp đôi dư kiến tổ chức đám cưới vào 1/2 song phải hoãn lại vì dịch bệnh bùng phát.

Ý tưởng thực hiện đám cưới qua điện thoại đến từ chị Vương. Mục đích là để không bỏ lỡ ngày đẹp mà hai người đã chọn và cũng để khích lệ tinh thần làm việc của cả hai giữa thời điểm khó khăn.

Đám cưới của họ lại vô cùng “đặc biệt” khi không có hôn trường, không váy cưới sang trọng, không hoa cưới, không phù dâu phù rể, không có bố mẹ hai bên và thậm chí là cô dâu và chú rể còn không thể gặp mặt nhau trực tiếp.

Đúng 19h hôm đó, chú rể họ Tần lặng lẽ đến một góc phòng ngủ, mở điện thoại và kết nối video với cô dâu họ Vương. Trong khi đó, chị Vương mặc đồng phục y tá màu hồng thay cho “váy cưới”, đội mũ trùm đầu, đeo khẩu trang. Chị được một đồng nghiệp khoác tay đi từ từ vào phòng làm việc, nơi có chiếc điện thoại đang kết nối video với chú rể, trên nền nhạc đám cưới.

Thông qua màn hình điện thoại, cặp đôi trao lời hẹn ước trăm năm với nhau. Sau cùng, một nữ đồng nghiệp của chị Vương nói: “Dù bạn giàu hay nghèo, khỏe hay ốm, bạn vẫn sẽ quan tâm đến cô ấy, chăm sóc cho cô ấy, trân trọng cô ấy, bảo vệ cô ấy, hiểu cô ấy và yêu cô ấy mãi mãi chứ?“.

Lúc này, anh Tần bật khóc và hét lớn lên: “Tôi đồng ý” trước khi kết thúc cuộc gọi. Đám cưới của hai người chỉ kéo dài vỏn vẹn 5 phút và có chưa tới 10 người tham dự, nhưng đây là một kỷ niệm đáng nhớ.

Được biết, khi bệnh viêm phổi bùng phát, chị Vương tự nguyện ở lại bệnh viện để làm việc và cho tới thời điểm tổ chức đám cưới, chị đã 10 ngày chưa về nhà. Trong khi đó, anh Tần cũng nằm trong tuyến đầu của đội phòng chống dịch bệnh nên không thể thoái thác trách nhiệm được.

"Sau khi hết dịch, chúng tôi vẫn sẽ tổ chức một đám cưới chính thức để mời bạn bè, họ hàng tới chung vui", anh Tần cho biết.

Quỳnh Chi (T/h)

Tin nổi bật