Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tin tức đời sống ngày 28/8: Rọi đèn pin đỡ đẻ cho sản phụ sinh 3 lúc mất điện

  • Đinh Kim
(DS&PL) -

Tin tức đời sống mới nhất ngày 28/8/2022. Cập nhật tin đời sống mới nhất ngày 28/8/2022 trên trang Đời sống & Pháp luật.

Rọi đèn pin đỡ đẻ cho sản phụ sinh 3 lúc mất điện

Trung tâm Y tế huyện Hướng Hóa (tỉnh Quảng Trị) cho biết vừa đỡ để thành công cho sản phụ H.T.T (người Vân Kiều, 21 tuổi, trú tại xã Thanh, huyện Hướng Hóa) sinh 3 trong hoàn cảnh hết sức đặc biệt, theo báo Người Lao Động.

Trước đó, sản phụ đến Trung tâm Y tế vào lúc 0h30 ngày 27/8 trong tình trạng sức khỏe bình thường, có dấu hiệu sắp sinh và mang song thai. Ekip đỡ đẻ cho sản phụ gồm 2 bác sĩ và 2 hộ sinh, trong đó có bác sĩ Nguyễn Thị Hằng, Trưởng Khoa Sản - Trung tâm Y tế huyện Hướng Hóa.

Ekip bác sĩ phối hợp đỡ đẻ cho sản phụ. Ảnh: Người Lao Động

Lúc này, Trung tâm Y tế huyện Hướng Hóa bị mất điện, sản phụ bị huyết áp cao nên không thể mổ lấy thai. Nếu chuyển lên bệnh viện tuyến trên (cách hơn 60 km), bệnh nhân có thể sẽ sinh trong lúc di chuyển. Nghe ekip đỡ đẻ giải thích, gia đình đồng ý để sản phụ sinh con tại Trung tâm Y tế huyện Hướng Hóa.

Do mất điện nên 4 người trong ekip đỡ đẻ phân chia công việc, người i rọi đèn pin, người động viên sản phụ, người thì đỡ đẻ. Sau khoảng 30 phút, sản phụ sinh cháu đầu tiên và 15 phút tiếp theo, sản phụ sinh tiếp cháu thứ 2.

Bác sĩ Hằng cho biết khi lấy nhau, ekip phát hiện thêm một bọc ối nữa. Em bé thứ 3 được sinh ra khoảng 15 phút sau đó. Cả 3 bé đều là nữ, 2 bé có cân nặng 1,9 kg và 1 bé nặng 1,7 kg. Sau sinh, sức khỏe của sản phụ khá tốt, các bé lần lượt được bú sữa mẹ.

Cấp cứu sản phụ sinh lần thứ 5 nguy kịch

Theo báo Sức Khỏe & Đời Sống, bác sĩ CKII Nguyễn Đức Tú – Trưởng khoa Sản Bệnh viện Đa khoa Hà Đông cho biết khi đang hỗ trợ chuyên môn cho tuyến dưới về sản phụ khoa ở Bệnh viện Đa khoa Chương Mỹ, các bác sĩ nhận được đề nghị khẩn cấp, cấp cứu sản phụ D.T.N (41 tuổi, ở xã Đại Yên, huyện Chương Mỹ, Hà Nội).

Được biết, sản phụ mang thai 38 tuàn, chuyển dạ đẻ lần 5/ vết mổ đẻ cũ với tiền sử đẻ thường 3 lần, mổ đẻ 1 lần. Sản phụ được chỉ định phẫu thuật lấy thai là 1 bé gái nặng 3kg. Sau bóc rau, diện rau bám sát cổ tử cung gây chảy máu, các bác sĩ đã tiến hành khâu cầm máu nhưng không cầm và tiến hành kẹp động mạch tử cung.

Sản phụ sau 7 ngày phẫu thuật. Ảnh: Sức Khỏe & Đời Sống

Qua nắm bắt nhanh tình hình, bác sĩ Tú lập tức gọi điện về Bệnh viện Đa khoa Hà Đông bố trí 1 ekip xuống hỗ trợ Bệnh viện Đa khoa Chương Mỹ cách khoảng 20km, đồng thời mang theo 350ml lít máu nhóm O, 250ml huyết tương tươi.

Trong 30 phút, ekip hỗ trợ đã có mặt tại Bệnh viện Đa khoa Chương Mỹ, nhanh chóng tiến hành gây mê, hồi sức, phẫu thuật cắt tử cung bán phần, lau sạch ổ bụng và khâu phục hồi thành bụng, truyền máu và huyết tương cho sản phụ.

Ca phẫu thuật được thực hiện trong 30 phút. Sau phẫu thuật, tình trạng sức khỏe của sản phụ có tiến triển, tử cung không còn chảy máu. Hiện, sức khỏe sức khỏe của sản phụ tiến triển tốt, dự kiến có thể xuất viện trong vài ngày tới.

Người phụ nữ 37 tuổi mất con do thiếu máu

Tri Thức Trực Tuyến thông tin, Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh) mới đây tiếp nhận thai phụ G.T.M. (37 tuổi, dân tộc H.Mông, trú tại Mường Tùng, Mường Chà, Điện Biên) do đau bụng khi đang mang thai lần thứ 4 được 23 tuần.

Qua thăm khám, kiểm tra và siêu âm thai, các bác sĩ nhận thấy không có tim thai xác định thai đã chết lưu 23 tuần 3 ngày. Đáng chú ý, kết quả xét nghiệm cho thấy thai phụ bị thiếu máu nặng, chỉ số HGB là 51 g/l (chỉ số bình thường là 125-160 g/l).

Bác sĩ siêu âm cho thai phụ. Ảnh: Tri Thức Trực Tuyến

Theo chia sẻ của thai phụ, trước khi nhập viện, chị không biết bản thân thiếu máu, cũng không thấy bất thường nào từ thai nhi. Trước đó, chị từng mang thai và sinh con 3 lần vào các năm 2017, 2018 và 2019.

Bác sĩ Nguyễn Thị Thu Hường, Trưởng khoa Sản cho biết trong quá trình mang thai, thai phụ bị thiếu máu sẽ rất nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Với thai nhi, trẻ có nguy cơ thiếu máu, thai chậm phát triển, chết lưu. Với sản phụ nguy cơ chảy máu, mất máu trong quá trình chuyển dạ.

Thêm vào đó, việc sinh con quá nhiều lần, khoảng cách sinh gần nhau như trường hợp của thai phụ nói trên khiến sức khỏe của người mẹ chịu rất nhiều nguy cơ, nhất là ở quá trình chuyển dạ, như đờ tử cung, băng huyết...

Đinh Kim (T/h)

Tin nổi bật