Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tin tức đời sống 8/10/2024:Ho khan 1 tháng, đi khám phát hiện mắc 2 bệnh ung thư

  • Đinh Kim (T/h)
(DS&PL) -

Tin tức đời sống mới nhất ngày 8/10/2024. Cập nhật tin tức đời sống mới nhất ngày 8/10/2024 trên trang Đời sống & Pháp luật.

Ho khan 1 tháng, đi khám phát hiện mắc 2 bệnh ung thư

Theo tạp chí Gia Đình Việt Nam, nam bệnh nhân  C.T.H. (76 tuổi, quê Bắc Ninh) xuất hiện triệu chứng ho khan, tình trạng kéo dài suốt 1 tháng với mức độ tăng dần. Ông đã sử dụng thuốc nhưng không đỡ nên quyết định đến bệnh viện thăm khám.

Sau thăm khám lâm sàng tại Bệnh viện Medlatec, bác sĩ chỉ định các kỹ thuật cận lâm sàng cần thiết phục vụ chẩn đoán. Trên hình ảnh chụp CT lồng ngực phát hiện thùy trên phổi trái có khối mờ đặc. Tiếp đến, hình ảnh chụp CT ổ bụng cho thấy vùng hạ phân thùy VII có nốt giảm tỷ trọng kích thước 29x30mm, ngấm thuốc dạng viền ở thì động mạch.

Hình ảnh giải phẫu bệnh phẩm của người bệnh. Ảnh: Gia Đình Việt Nam

Phát hiện các dấu hiệu bất thường, bác sĩ chỉ định xét nghiệm mô bệnh học, chẩn đoán ung thư biểu mô không tế bào nhỏ. Tiếp tục thực hiện xét nghiệm hóa mô miễn dịch để chẩn đoán xác định, kết luận tình trạng của bệnh nhân là ung thư biểu mô thần kinh nội tiết tế bào lớn kết hợp ung thư biểu mô vảy kém biệt hóa (giai đoạn T2bNxMx). Sau khi được chẩn đoán chính xác, bệnh nhân được bác sĩ tư vấn hướng điều trị theo hướng phù hợp.

Theo các chuyên gia y tế, ung thư biểu mô thần kinh nội tiết tế bào lớn có tỷ lệ ác tính rất cao, khả năng tái phát cao và tỷ lệ sống thấp hơn các ung thư không tế bào nhỏ khác.

Trường hợp của ông H. cực kỳ hiếm gặp bởi ung thư biểu mô thần kinh nội tiết tế bào lớn đi kèm với ung thư biểu mô vảy (thuộc dưới típ của ung thư thần kinh nội tiết tế bào lớn).

ThS.BS Vũ Xuân Ngọc - Trung tâm Giải phẫu bệnh (Bệnh viện Medlatec) cho rằng, đây là trường hợp gần như đầu tiên tại Việt Nam được phát hiện nên việc chẩn đoán gặp rất nhiều khó khăn.

Ung thư biểu mô thần kinh nội tiết tế bào lớn được xác định trên lâm sàng với triệu chứng không điển hình. Ngoài ra có một số đặc điểm như tỷ lệ nam mắc nhiều hơn nữ, có triệu chứng ho khan, khạc đờm và có liên quan chặt chẽ với hút thuốc lá lâu năm.

Ghép tủy đồng loại thành công cho bệnh nhân bị tan máu bẩm sinh

Chiều 7/19, thông tin từ Bệnh viện Trung ương Huế cho biết, vừa thực hiện thành công hai ca ghép tủy đồng loại trên bệnh nhân mắc bệnh tan máu bẩm sinh, theo báo Tiền Phong.

Đây là lần đầu tiên tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên, những ca ghép tủy đồng loại trên bệnh nhân mắc bệnh tan máu bẩm sinh được thực hiện thành công. Bệnh viện Trung ương Huế là đơn vị thứ hai trong cả nước áp dụng kỹ thuật cao này.

Các bác sĩ thực hiện ghép tủy đồng loại trên bệnh nhân mắc bệnh tan máu bẩm sinh. Ảnh: Tiền Phong

Cụ thể, ca ghép đầu tiên là bé T.V.T (3,5 tuổi, người Đà Nẵng). Từ năm 2 tuổi,  bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh tan máu bẩm sinh, phải vào bệnh viện truyền máu hàng tháng. Sau khi xét nghiệm HLA (đánh giá mức độ phù hợp kháng nguyên bạch cầu giữa người hiến và người nhận), bệnh nhân được xác nhận phù hợp hoàn toàn với chị gái ruột.

Các y, bác sĩ tại Bệnh viện Trung ương Huế dưới sự hướng dẫn của GS. Lawrence Faulkner (tổ chức DKMS, CHLB Đức) đã thực hiện ghép tủy thành công cho bệnh nhân.

Ca ghép thứ hai là bệnh nhân P.L.H.V. (8 tuổi, cũng trú tại TP.Đà Nẵng). V. được chẩn đoán mắc bệnh tan máu bẩm sinh từ khi 17 tháng tuổi, phải thường xuyên vào viện truyền máu.

Sau khi kiểm tra, bệnh nhân cũng phù hợp hoàn toàn với chị ruột và được tiến hành ghép tủy đồng loại. Quá trình ghép diễn ra thành công, mặc dù bệnh nhân gặp biến chứng sốt giảm bạch cầu hạt nhẹ nhưng nhanh chóng hồi phục.

Với bước tiến vượt bậc này của Bệnh viện Trung ương Huế trong áp dụng kỹ thuật để điều trị bệnh lý tan máu bẩm sinh đã mở ra nhiều cơ hội mới cho các bệnh nhi mắc bệnh di truyền và hiểm nghèo, giúp bệnh nhân không còn phải lệ thuộc vào truyền máu định kỳ, mà có thể phát triển bình thường như những đứa trẻ khỏe mạnh khác.

GS.TS Phạm Như Hiệp - Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế cho biết, bệnh tan máu bẩm sinh là một bệnh lý di truyền gây thiếu máu hồng cầu nhỏ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ. Với các trường hợp nặng, trẻ phải lệ thuộc vào truyền máu thường xuyên, dẫn đến nhiều khó khăn trong cuộc sống.

Ghép tủy đồng loại được xem là phương pháp điều trị tối ưu, mang lại cơ hội phục hồi hoàn toàn cho trẻ, giúp trẻ có thể sống khỏe mạnh mà không cần truyền máu. Phương pháp này còn mở ra triển vọng điều trị cho các bệnh lý khác cần ghép tủy đồng loại như suy tủy, suy giảm miễn dịch bẩm sinh, và ung thư tái phát…

Đứng xem bạn câu cá, bé trai bị móc câu quăng trúng

VTV Times đưa tin, trong lúc đứng xem bạn câu cá, bé trai L.Đ.P. (11 tuổi, trú tại quận Bình Thạnh, TP.HCM) bị quăng trúng móc câu, đâm sâu vào trước tai trái. Sau tai nạn, bệnh nhi được đưa vào trạm y tế sơ cứu, sau đó chuyển đến Bệnh viện Nhi đồng 1. 

Qua thăm khám tại Bệnh viện Nhi đồng 1, bác sĩ thấy dị vật là móc câu sắc nhọn 2 đầu, có ngạnh, quyết định cho bé nhập viện gây mê để lấy dị vật.

Dị vật là móc câu được tháo gỡ và lấy ra. Ảnh: VTV Times

Theo bác sĩ CKI Lý Phạm Hoàng Vinh ở khoa Tai mũi họng, vị trí trước tai có nhiều cấu trúc quan trọng như dây thần kinh số VII, động mạch thái dương nông, tuyến mang tai… nên việc lấy dị vật sắc nhọn và có ngạnh như móc câu cần thận trọng, vì nguy cơ tổn thương mô, liệt mặt do đứt dây thần kinh VII hay chảy máu. Trường hợp bị quăng trúng móc câu đâm sâu khu vực này khá hy hữu và tùy từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ có kế hoạch điều trị.

Ekip phẫu thuật đã dùng kềm tháo gỡ từng phần của móc câu, mục tiêu là lấy được dị vật theo chiều của ngạnh sắc nhọn, tránh làm tổn thương các cấu trúc trước tai. Sau thủ thuật, đã lấy 2 móc câu và bé được khâu vết thương. 

Hiện, tình trạng sức khỏe của bệnh nhi đã ổn và không bị chảy máu hay liệt mặt, được điều trị thuốc tránh nhiễm trùng và tư vấn chích ngừa uốn ván.

Theo bác sĩ Vinh, người nhà cần lưu ý không cho trẻ đứng gần vị trí câu cá để tránh những tai nạn như trên. Khi bị vật lạ đâm trúng cần đến cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ, lưu ý phòng ngừa nhiễm trùng vết thương và chích ngừa uốn ván.

Tin nổi bật