Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tin tức công nghệ mới nóng nhất hôm nay 21/7: Apple mất 50 triệu USD vì bàn phím cánh bướm

  • Đinh Kim
(DS&PL) -

Apple mất 50 triệu USD vì bàn phím cánh bướm, công ty mẹ của Facebook bị kiện… là những tin tức công nghệ mới nóng nhất hôm nay 21/7/2022.

Apple mất 50 triệu USD vì bàn phím cánh bướm

Theo Reuters, Apple đã đồng ý trả 50 triệu USD để giải quyết vụ kiện tập thể liên quan tới những sai sót của bàn phím cánh bướm trên một số mẫu MacBook. Thỏa thuận sơ bộ đã được đệ trình lên tòa án liên bang ở San Jose, Bắc California vào ngày 19/7, hiện đã được thẩm phán chấp thuận.

“Táo khuyết” giới thiệu bàn phím cánh bướm lần đầu vào năm 2015 trên MacBook 12 inch. Nhược điểm của thiết kế này là rất dễ bị lọt bụi vào trong, gây ra lỗi kẹt phím, khiến người dùng phải thay cả bàn phím hoặc sử dụng bàn phím ngoài thay thế.

Bàn phím cánh bướm được giới thiệu lần đầu vào năm 2015 trên MacBook 12 inch. Ảnh: AppleInsider

Khách hàng gặp phải vấn đề này cũng phàn nàn về dịch vụ bảo hành của Apple vì kể cả khi đã thay, bàn phím mới vẫn có thể gặp phải vấn đề tương tự. “Ông lớn” công nghệ Mỹ đã nhiều lần cải tiến thiết kế nhằm sửa lỗi cho bàn phím nhưng mỗi thế hệ mới không khắc phục được vấn đề cốt lõi, với các mẫu MacBook bị ảnh hưởng ra mắt trong khoảng thời gian 2015-2019.

Do đó, nhiều người dùng đã đệ đơn kiện Apple và công ty này hiện được cho là phải trả số tiền lên tới 50 triệu USD để dàn xếp. Đơn khởi kiện Apple được nộp lên 7 bang gồm California, New York, Florida, Illinois, New Jersey, Michigan và Washington.

Các luật sư cho biết khách hàng ở 7 bang nói trên đã thay cả bàn phím cánh bướm nhiều lần sẽ được đền bù 395 USD. Trong khi đó, những người đã thay thế 1 lần và khách hàng chỉ thay thế nút riêng lẻ được đền bù số tiền tương ứng là 125USD và 50 USD. Bên cạnh đó, người dùng còn nhận được sửa chữa và bảo hành bàn phím miễn phí trong 4 năm sau khi mua hàng.

Mặc dù chấp nhận chi tiền để giải quyết thiệt hại của người dùng khi sử dụng bàn phím nhưng “Táo khuyết” không thừa nhận sai sót, cũng chưa đưa ra bất cứ bình luận nào liên quan đến vụ việc.

Hé lộ ngày ra mắt điện thoại iQOO 9T

Pricebaba mới đây đã tiết lộ ngày ra mắt cũng như giá bán của mẫu điện thoại iQOO 9T. Theo đó, thiết bị sẽ được trình làng tại Ấn Độ vào ngày 28/7 và bắt đầu được mở bán vào ngày 2/8. Điện thoại có 2 tùy chọn màu sắc là đen và trắng với giá bán khởi điểm từ 55.000 Rs (khoảng 16.1 triệu đồng).

iQOO 9T được tiết lộ sẽ có những thông số kỹ thuật tương tự mẫu iQOO 10 đã ra mắt tại Trung Quốc. Máy dự kiến sở hữu màn hình AMOLED E5 6.78 inch với độ phân giải Full HD+, hỗ trợ tốc độ làm tươi 120Hz.

iQOO Ấn Độ nhá hàng về điện thoại iQOO 9T sắp trình làng. 

Sản phẩm được tích hợp bộ vi xử lý Snapdragon 8+ Gen 1, kèm theo đó là các cấu hình bộ nhớ RAM 8 GB + bộ nhớ 128 GB và RAM 8 GB + bộ nhớ 256 GB. Viên pin của máy có dung lượng 4.700 mAh, hỗ trợ sạc nhanh 67W.

Camera trước của iQOO 9T có độ phân giải 16MP, phục vụ nhu cầu selfie. Mặt lưng chứa hệ thống 3 camera sau gồm camera chính 50MP (Samsung GN5), camera siêu rộng 13MP và camera tele 12MP đi kèm chip hình ảnh Vivo V1+.

Công ty mẹ của Facebook bị kiện

The Verge đưa tin, ngày 19/7, Công ty nghệ thuật sắp đặt Meta.is thông báo sẽ tiến hành khởi kiện Meta – công ty mẹ của Facebook, cáo buộc việc CEO Mark Zuckerburg đổi tên công ty đã vi phạm bản quyền thương hiệu mà Meta.is đã đăng ký.

“Ngày 28/10/2021, Facebook đã chiếm đoạt nhãn hiệu Meta mà tất cả chúng tôi đã dày công xây dựng hơn 12 năm qua. Đến nay, sau hơn 8 tháng cố gắng đàm phán thiện chí với Facebook mà không có kết quả, chúng tôi không còn lựa chọn nào khác ngoài việc đưa vụ việc ra toà”, bài đăng trên website của Meta.is cho biết.

Công ty nghệ thuật sắp đặt Meta.is cáo buộc việc CEO Mark Zuckerburg đổi tên công ty đã vi phạm bản quyền thương hiệu mà Meta.is đã đăng ký. Ảnh minh họa: The Verge

Theo Meta.is, những bê bối gần đây về quyền riêng tư của Meta Facebook đã ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động kinh doanh của họ do hai công ty có cùng nhãn hiệu.

Công ty này chia sẻ: “Chúng tôi không còn có thể cung cấp sản phẩm, dịch vụ dưới nhãn hiệu Meta do người tiêu dùng nhầm tưởng rằng các sản phẩm, dịch vụ của chúng tôi có nguồn gốc từ Facebook và nhãn hiệu Meta gắn chặt với những độc hại có liên quan tới Facebook”.

Tuy là bên đang nắm giữ bản quyền nhãn hiệu hợp lệ nhưng Meta.is vẫn sẽ phải đối mặt với cuộc chiến pháp lý khó khăn trước toà. Sở dĩ như vậy là bởi kể từ sau khi đổi tên, Facebook đã thay đổi một loạt tên gọi ứng dụng, gồm các nhãn hiệu riêng biệt cho dịch vụ nhắn tin, mạng xã hội hay tài chính. Chưa kể, một số sản phẩm không phải công nghệ cũng đăng ký nhãn hiệu Meta như máy cắt cứng và nhà sản xuất chân, tay giả.

Đinh Kim (T/h)

Tin nổi bật