Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tiết lộ lý do khiến người phụ nữ ngủ trung bình 20-22 tiếng mỗi ngày

  • Đinh Kim
(DS&PL) -

Chị Holly (46 tuổi) nằm liệt giường với cảm giác buồn nôn liên tục, đau đầu, chán ăn, kiệt sức và ngủ trung bình 20-22 tiếng mỗi ngày.

Một số loại vitamin, trong đó có vitamin B12 rất cần thiết đối với việc duy trì cơ thể khỏe mạnh. Sự thiếu hụt vitamin có thể tích tụ trong vài năm, dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng hơn về sau, theo Express.

Vitamin B12 chủ yếu được tìm thấy trong các sản phẩm từ động vật như thịt, phô mai hay trứng. Một số chức năng của loại vitamin này có thể kế đến như giúp tạo ADN và tế bào hồng cầu.

Không có đủ vitamin B12, cơ thể không thể tạo ra các tế bào hồng cầu khỏe mạnh, cần thiết để vận chuyển oxy đến mọi cơ quan. Vì thế, không có gì ngạc nhiên khi mệt mỏi và suy nhược là hai triệu chứng phổ biến báo hiệu cơ thể thiếu vitamin B12.

Người phụ nữ tên Holly (46 tuổi) đã sống chung với sự thiếu hụt vitamin B12 trong hơn 20 năm. Chị phải “vật lộn” với các triệu chứng trong suốt 5 năm, trước khi được các bác sĩ chẩn đoán cơ thể bị thiếu hụt vitamin B12 vào năm 27 tuổi.

Người phụ nữ phải “vật lộn” với các triệu chứng trong suốt 5 năm, trước khi được các bác sĩ chẩn đoán cơ thể bị thiếu hụt vitamin B12 vào năm 27 tuổi. Ảnh minh họa: Getty Images

Theo chẩn đoán của bác sĩ, chị Holly bị thiếu cả vitamin B12 và folate (vitamin B9) do bệnh thiếu máu ác tính. Tình trạng này khiến hệ thống miễn dịch tấn công các tết bào trong dạ dày, đồng nghĩa với việc cơ thể không thể hấp thụ vitamin B12.

Thời điểm đó, người phụ nữ không được chỉ định tiêm đúng loại vitamin cần thiết. Trong vòng 2 năm sau, tình trạng của chị ngày càng xấu đi. Chị nằm liệt giường với cảm giác buồn nôn liên tục, đau đầu dữ dội, chán ăn và kiệt sức. Bên cạnh đó, chị Holly ngủ trung bình 20-22 tiếng mỗi ngày. Tâm trạng của chị cũng thay đổi thất thường nghiêm trọng, chưa kể chị còn gặp các vấn đề về trí nhờ ngắn hạn và nói ngọng.

Với hy vọng phục hồi sức khỏe, người phụ nữ bắt đầu tuân theo chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt và bổ sung khoảng 60 vitamin mỗi ngày, nhờ đó có thể trở lại nhịp sống bình thường. Sau 6 tháng, chị đã có thể giảm số lượng vitamin xuống còn 6 viên/ngày, đồng thời tiêm vitamin B12 hàng tháng.

Trước đó, trong gần 4 năm, chị Holly gần như không có triệu chứng gì cho tới khi bị đau và viêm khắp cơ thể. Những cơn đau đầu dữ dội hàng ngày, đau và tê mặt, mất thăng bằng, ù tai và đau lưng khiến các bác sĩ bối rối. Sau đó, chị phát hiện lý do dẫn đến tình trạng viêm nhiễm là do có quá ít vitamin B12.

Người phụ nữ thuyết phục bác sĩ gia đình để mình tự kiểm soát quá trình chữa bệnh và được dạy cách tự tiêm, cuối cũng chị cũng hết viêm và đau. Sau nhiều năm, giờ chị có thể tự tiêm vitamin B12 cho mình 3 lần/tuần, uống tổng hợp các loại vitamin B, D mỗi ngày. Hiện tại, người phụ nữ 46 tuổi đã có cuộc sống bình thường và đang tăng dần cường độ tập thể dục.

Trong 20 năm đối mặt với các triệu chứng thiếu vitamin B12, chị Holly đã trải qua cảm giác ngứa ran hở cẳng tay và bàn tay, mệt mỏi tột độ, mất ngủ, ăn không ngon, sưng lưỡi, nói lắp, mất trí nhớ ngắn hạn, thay đổi tâm trạng nghiêm trọng, hội chứng ruột kích thích, ngất xỉu, buồn nôn, nhức đầu, đau và tê mặt. Ngoài ra, thính giác của chị cũng quá nhạy cảm, kèm theo triệu chứng ù tai, đau lưng, tê tay, thèm ăn những thứ không phải thực phẩm như giấy, chân có mùi hôi và màu da khác lạ.

Đinh Kim (Theo Express)

Tin nổi bật