Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Thực trạng phát triển HTX nông nghiệp ở vùng đồng bằng sông Hồng

(DS&PL) -

Chúng tôi xin giới thiệu bài viết "Nông dân đồng bằng sông Hồng với xây dựng HTX Nông nghiệp: Phần 4: Thực trạng phát triển HTX nông nghiệp ở vùng đồng bằng sông Hồng"

(ĐS&PL) Mặc dù trải qua nhiều biến động về chính trị, kinh tế và xã hội, song đặc trưng cơ bản và những vấn đề nổi bật của nông thôn châu thổ sông Hồng trong nhiều thập kỷ vẫn còn in đậm cho đến ngày nay. Gần đây, nghiên cứu về nông nghiệp, nông thôn và nông dân đồng bằng sông Hồng đã thu hút được sự chú ý của giới nghiên cứu và các nhà quản lý. Chúng tôi xin giới thiệu bài viết "Nông dân đồng bằng sông Hồng với xây dựng HTX Nông nghiệp: Phần 4: Thực trạng phát triển HTX nông nghiệp ở vùng đồng bằng sông Hồng" của TS. Lê Thành Ý và ThS. Vương Xuân Nguyên.

Sau nhiều biến động, về cơ bản nông dân châu thổ sông Hồng đã đi vào xây dựng kinh tế tập thể với những mô hình theo luật HTX năm 2012. Tính đến ngày 30 tháng 6 năm 2019, cả nước có trên 14.400 HTX nông nghiệp; trong đó, khu vực đồng bằng sông Hồng ( ĐBSH) có hơn 3.600, chiếm 28%. Mặc dù có bước chuyển đổi ấn tượng, song trong vùng ĐBSH vẫn còn 7% số HTX nông nghiệp chưa đăng ký theo Luật 2012.

Phần lớn HTX nông nghiệp ở châu thổ sông Hồng đã tập trung vào làm dịch vụ, đăc biệt là những dịch vụ mang tính tập thể như thủy lợi, bảo vệ thực vật, chăm sóc gia súc gia cầm; cung cấp vật tư, phân bón… cho các hộ thành viên. Trung bình tài sản của các HTX nông nghiệp dao động từ 585 triệu đồng đến 1tỷ735 triệu đồng. Nhìn chung, việc góp vốn điều lệ của các thành viên HTX còn rất thấp. Với khả năng kinh doanh hiện có, doanh thu bình quân của HTX trong năm 2018 đạt trên 1,5 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 113 triệu đồng. Lương bình quân của Giám đốc HTX đạt 2,7 triệu đồng/tháng và người lao động là 1,8 triệu đồng/tháng (Hồng Nhung 2019).

Ảnh minh họa

Đánh giá tình hình hoạt động của HTX nông nghiệp trong vùng, tại Hội nghị “Tham vấn tổ chức lại, tái cơ cấu HTX nông nghiệp hoạt động hiệu quả thấp vùng ĐBSH” ngày 21 tháng 5 năm 2019, các đại biểu nhận xét, gần 15% (532 HTX) hoạt động kém hiệu quả. Đa phần những HTX hoạt động hiệu quả thấp có quy mô thôn hoặc liên thôn 340 HTX (63,91%) và cấp xã là 192 HTX (36,09%). Trong số này, có 163 HTX chờ giải thể, 369 HTX hoạt động nhưng gặp nhiều khó khăn về vốn, tín dụng, trình độ quản lý, đất đai, nhà xưởng. Nhiều nhận xét cho rằng, việc khó nhất trong giải quyết HTX ngừng hoạt động là vấn đề pháp lý như nợ thuế và tài sản không chia. Mỗi HTX chỉ nợ vài triệu đồng nhưng không bỏ được vì muốn xóa phải sửa Luật. Tương tự là tài sản không chia, trong đó có cả tài sản nhà nước. Quy trình giải thể HTX đòi hỏi phải họp hội đồng thành viên và ban quản trị nhưng hầu hết nhân sự của các HTX ngừng hoạt động không còn tâm huyết hoặc không còn ở lại địa phương.

Đối với HTX hoạt động với hiệu quả thấp, hầu hết đại biểu cho rằng, cần dựa vào kinh nghiệm của các mô hình nổi bật trong vùng và trên cơ sở của những hộ sản xuất kinh doanh hiệu quả để tập trung hỗ trợ củng cố tổ chức, nâng cao nội lực để từ đó đưa HTX đi lên. Để khắc phục khiếm khuyết, Hội nghị đã nhấn mạnh đến phương án tổ chức lại HTX nông nghiệp, tái cơ cấu sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và tối đa hóa lợi ích của thành viên. Theo đó, cần xác định và có tiêu chí phân loại HTX.

Nghiên cứu khảo sát tại địa bàn một số tỉnh trong vùng cho thấy: Thái bình là tỉnh sãn xuất lúa gạo lớn ở đồng bằng Sông Hồng, Tỉnh đạt được những kết quả khích lệ trong thực hiện Nghị quyết 13 NQ-TW về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể.

Tỉnh Nam Định, một trong 2 địa phương cán đích xây dưng Nông thôn mới sớm nhất cả nước, đã có cách làm sáng tạo. thiết thực và hiệu quả trong thực thi Luật HTX 2012

Tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể

Trước ngày triển khai thực hiện luật HTX năm 2012, toàn tỉnh Thái Bình có 326 HTX nông nghiệp, cuối năm 2016, 100% đã hoàn thành việc tổ chức lại theo luật HTX năm 2012. Trong đó, 315 HTX tổ chức lại hoạt động, có 2 HTX giải thể và tiến hành sáp nhập,hợp nhất 9 HTX. Từ 2016 đến nay, tỉnh đã thành lập mới 12 HTX và 1 liên hợp HTX nông dược với 4 HTX thành viên. Toàn tỉnh hiện có 327 HTX nông nghiệp với 413.566 hộ thành viên, bình quân 1 HTX nông nghiệp có trên 1.280 hộ với tổng vốn kinh doanh 925,27 triệu đồng, hàng năm bình quân 1HTX tạo đươc doanh thu 1.441 triệu đồng và lãi 81,56 triệu đồng.

Về hoạt động sản xuất kinh doanh của HTX nông nghiệp, báo cáo ngày 22 tháng 8 năm 2019 của Chi Cục Phát triển Nông thôn Thái Bình cho biết, 100% HTX làm dịch vụ tưới tiêu nước, 96,8% làm dịch vụ KHKT, 95,6% làm dịch vụ BVTV, 79% làm dịch vụ  cung ứng vật tư nông nghiệp, 75% làm dịch vụ tiêu thụ sản phẩm, chỉ có 8,6% làm dịch vụ giống kho lạnh. Qua đó, có thể thấy hoạt động chủ yếu của HTX nông nghiệp là làm dịch vụ phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh nông nghiêp của hộ nông dân.

Nét nổi bật trong hoạt động của HTX nông nghiệp ở Thái Bình là liên kết tiêu thụ nông sản. Trong tổng diện tích gieo trồng có hợp đồng tiêu thụ sản phẩm trên 10.000ha hàng năm, số hợp đồng liên kết mà HTX làm đại diện cho hộ thành viên chiếm trên 95%. Toàn tỉnh có 265 HTX nông nghiệp (trên 81%) tham gia liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm với hơn 20 doanh nghiệp. Để đẩy mạnh phát triển chuỗi liên kết, Thái Bình đã thực hiện nhiều cơ chế hỗ trợ như đầu tư cơ sở hạ tầng đồng ruộng để tạo vùng sản xuất tập trung với những cánh đồng mẫu lớn, hỗ trợ cứng hoá đường giao thông, trục chính nội đồng, kênh mương cấp 2,3, hỗ trợ hộ nông dân mua máy nông nghiệp, xây dựng mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi… Theo đó, mô hình chuỗi liên kết sản xuất lúa giống giữa tập đoàn Thái Bình Seed với 23 HTX nông nghiệp đã đưa diên tích liên kết lên trên 2.600 ha, mang lại hiệu quả cao cho nhiều hộ nông dân. Mô hình liên kết chuỗi các sản phẩm nông dược, trà, rượu thảo dược… đã tổ chức hộ thành viên sản xuất, chế biến theo chuỗi giá trị khép kín từ hình thành vùng nguyên liệu đến thu mua, sơ chế biến, chiết suất tạo nguyên liệu cho sản xuất. Với diện tích trồng dược liêu trên 70 ha, mỗi năm HTX làm ra trên 200 tấn thảo dược thành phầm và tạo việc làm ổn định cho hàng trăm lao động.

Tổ chức xây dựng và phát triển các HTX nông nghiệp theo nguyên tắc của Luật HTX 2012 đã tạo những chuyển biến tích cực trong hoạt động sản xuất nông nghiệp. Thông qua HTX, nhiều hộ nông dân đã phát huy được quyền tự chủ, tự quyết định trong sản xuất kinh doanh. Những mô hình HTX với quy mô phù hợp với trình độ phát triển của hộ nông dân, mang lại hiệu quả cao đã tạo niềm tin và khích lệ nông dân trong vùng học tập làm theo.

Nâng cao hiệu quả trong xây dựng NTM

Tỉnh Nam Định, một trong 2 địa phương cán đích xây dưng Nông thôn mới sớm nhất cả nước, đã có cách làm thiết thực và hiệu quả trong thực thi Luật HTX 2012. Tính đến 30 tháng 6 năm 2018, toàn tỉnh có 418 HTX với 73 HTX thành lập mới và đăng ký lại 83,3% trong số 402 HTX cần chuyển đổi theo Luật. Qua đó, Nam Định đã cơ bản hoàn thành việc tổ chức lại và chuyển đổi HTX theo Luật 2012.

Cũng như nhiều tỉnh ở vùng châu thổ sông Hồng, trong tổng số HTX hiện có, ngành nông nghiệp chiếm 77,8% . Đáng chú ý là, tổng số thành viên tham gia HTX trong tỉnh đã giảm xuống còn 392.845, chỉ bằng 68,3% so với năm 2013, giảm trên 82.147 thành viên, và số lao động làm việc thường xuyên là 4.630 người (giảm 1.006 người). Mặc dù số lượng thành viên và người làm việc thường xuyên trong HTX giảm mạnh, song tổng vốn hoạt động, doanh thu và lợi nhuận của HTX lại có xu thế gia tăng. Tổng vốn hoạt động của HTX toàn tỉnh đến 30 tháng 6 năm 2018 đạt 295.806,182 triệu đồng, tăng 49% so với năm 2013; Doanh thu bình quân của HTX đạt 3.365 triêu/năm, tăng 13,8% và lợi nhuận bình quân lên 165 triệu đồng/năm, tăng 15,2% so với cùng kỳ của năm 2013 (UBND tỉnh Nam Định 2019)

Thực hiện điều 54 của Luật HTX 2012 về giải thể HTX. Trong 3 năm triển khai thực hiện, Nam Định đã giải thể 76 HTX theo hình thức “Tổ chức Đại hội xã viên kết thúc nhiệm kỳ cũ, ra Nghị quyết giải thể HTX cũ, sau đó từng bước thành lập HTX theo Luật HTX 2012”. Trong đó, huyện Hải Hậu giải thể 54 HTX nông nghiệp và thành lập mới 32 HTX.

Khi giải thể các HTX nông nghiệp, toàn bộ tài sản, vốn, quỹ. công nợ của HTX đều được kiểm kê, phân loại để xử lý. Tài sản cố định là văn phòng,trụ sở và nhà kho giao lại UBND cấp xã quản lý; xoá các khoản nợ khó đòi; tài sản khác được thanh lý, thu hồi để trả nợ và chia lại cho xã viên hoặc giao cho các thôn xóm đầu tư vào giao thông,thuỷ lợi nội đồng.

Các sáng lập viên tổ chức thành lập HTX mới theo Luật HTX 2012 và tiến hành Đại hội thành viên HTX. Phù hợp với trình độ phát triển của hộ nông dân trong vùng, bình quân 1HTX khi mới thành lập có từ 10 đến 20 thành viên, mỗi thành viên tham gia HTX phải góp vốn tối thiểu theo điều lệ (Khoảng 30 triệu đồng), trụ sở làm việc và hệ thống công trình thuỷ nông trên địa bàn được UBND xã giao cho HTX quản lý, khai thác. HTX tổ chức các dịch vụ thiết yếu (thuỷ nông, vệ sinh đồng ruộng, nạo vét, xây đúc kênh mương, giao thông nội đồng, dịch vụ diệt chuột….) theo Nghị quyết của HĐND xã để phục vụ cho tất cả các hộ nông dân với mức thu theo đầu sào, mức giá trần do Hôi đồng Nhân dân Xã quy định….

Ở các huyện khác, Đại hội xã viên quyết định việc giải thể và thành lập Hội đồng giải thể tự nguyện gồm đại diện hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Ban điều hành, đại diện xã viên. Sau khi có Nghị quyết giải thể, Hội đồng giải thể thông báo về việc giải thể tới cơ quan nhà nước đã cấp giấy chứng nhận đăng ký cho HTX; thông báo tới các tổ chức, cá nhân có quan hệ kinh tế với HTX về thời hạn thanh toán nợ, thanh lý hợp đông; thực hiện việc xử lý vốn và tài sản của HTX theo quy định.

Việc giải thể các HTX nông nghiệp theo mô hình kinh tế tâp thể kiểu cũ ở Nam Định để thành lập HTX theo luật HTX 2012 đã thực hiện theo nguyên tắc tự nguyện và phù hợp với nhu cầu phát triển sản xuất kinh doanh của các hộ nông dân tự chủ, Đến cuối năm 2018 toàn tỉnh đã thành lập mới 83 HTX nông nghiệp, bình quân 1 HTX có từ 50 đến 100 thành viên.

Còn tiếp...

TS. Lê Thành Ý - ThS. Vương Xuân Nguyên

Tin nổi bật