Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Thực tế nghiệt ngã Ukraine và phương Tây quyết không thừa nhận dù hiểu rất rõ

  • Phương Uyên
(DS&PL) -

Cả Ukraine và phương Tây dường như đều hiểu nước này sẽ không thể giành lại toàn bộ lãnh thổ trong xung đột với Nga nhưng không thừa nhận điều đó trước công chúng

Thực tế về lãnh thổ trong xung đột Nga - Ukraine

Theo nhà báo Gideon Rachman của tờ Financial Times, cả Ukraine và các đồng minh phương Tây đều hiểu rằng họ sẽ không thể lấy lại các vùng lãnh thổ đã mất trong cuộc xung đột với Nga bằng sức mạnh quân sự nhưng không nói về điều này một cách công khai.

Ý tưởng nhượng bộ lãnh thổ để đổi lấy hòa bình cũng nhận được sự ủng hộ nhất định ở Ukraine mặc dù đây vẫn không phải lập trường chiếm đa số. Kết quả cuộc thăm dò do Viện Xã hội học Quốc tế Kyiv (KIIS) thực hiện từ trong thời gian từ 16-22/5 và ngày 20-25/6 vừa qua cho thấy số người Ukraine chấp nhận nhượng lãnh thổ có xu hướng gia tăng. 

Cả Ukraine và phương Tây dường như đều hiểu nước này sẽ không thể giành lại toàn bộ lãnh thổ trong xung đột với Nga. Ảnh: AP

Cụ thể, tỷ lệ này đã tăng lên 19% vào cuối năm 2023, tăng thêm 26% vào tháng 2 năm nay và 32% vào tháng 5. Đồng thời, tính đến tháng 5, tỷ lệ người Ukraine phản đối phương án nhượng lãnh thổ là 55%, số còn lại không có ý kiến. Đối với những người sẵn sàng nhượng bộ để đổi lấy hòa bình, khoảng 73% muốn thực hiện các biện pháp như đóng cửa biên giới, ngừng cấp thị thực và dịch vụ hải quan giữa Ukraine và Nga.

Nhà báo Rachman cho biết việc đảm bảo an ninh cho Ukraine là trở ngại lớn nhất đối với các cuộc đàm phán hòa bình. Đây là yếu tố mà nếu không có thì các cuộc thảo luận nghiêm túc về biên giới trong tương lai hoặc các vùng lãnh thổ do Kiev kiểm soát sẽ không thể xảy ra.

Theo ông Rachman, Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ không đồng ý với tình trạng trung lập của Ukraine, nhưng điều đó có thể xảy ra trong trường hợp cựu Tổng thống Donald Trump lên nắm quyền. Ông tin rằng cho đến lúc đó, Nga sẽ không quan tâm đến việc chấm dứt thù địch.

Quan điểm trái ngược

Xung đột Nga - Ukraine nổ ra vào tháng 2/2022 và vẫn tiếp tục kéo dài thành một cuộc chiến tiêu hao, nhiều đề xuất hoà bình được đưa ra song chưa mang lại kết quả. Thời gian gần đây, cả Kiev và Moscow đều phát tín hiệu sẵn sàng đàm phán giải quyết xung đột nhưng vẫn còn nhiều khác biệt trong quan điểm của cả hai bên.

Ukraine vẫn tích cực thúc đầy kể hoạch hòa bình 10 điểm của Tổng thống Zelensky bao gồm các yêu cầu từ việc Nga rút khỏi tất cả các vùng lãnh thổ mà Ukraine tuyên bố là của mình, thanh toán tiền bồi thường cho các hậu quả do chiến sự gây ra.

Ukraine vẫn tích cực thúc đầy kể hoạch hòa bình 10 điểm của Tổng thống Volodymyr Zelensky. Ảnh: NBC News

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky trong cuộc phỏng vấn mới nhất với đài truyền hình NHK của Nhật Bản cho biết, nước này đang trong quá trình vạch ra một kế hoạch để đạt được hòa bình tháng 11. Ông cũng bày tỏ sự tin tưởng rằng việc tăng cường quân đội Ukraine, sự hỗ trợ từ Mỹ và các nước khác, cùng sức ép ngoại giao quốc tế lên Nga là "3 yếu tố sẽ đưa cuộc xung đột giữa hai bên đến một "kết thúc công bằng".

Nhà lãnh đạo Ukraine cho biết ông nhận được các đề xuất không chính thức để đóng băng xung đột, nhưng đã từ chối. Theo ông Zelensky, trọng tâm kế hoạch hòa bình của Ukraine sẽ là vấn đề toàn vẹn lãnh thổ và chủ đề này sẽ được thảo luận với các quốc gia liên quan.

Trong khi đó, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nhấn mạnh rằng Nga vẫn cởi mở với các cuộc đối thoại liên quan đến cuộc xung đột ở Ukraine, bao gồm cả sự tham gia của các bên trung gian nhưng chỉ khi nước này đạt được các mục tiêu đã đề ra trước đó.

Ngày 14/6, tại cuộc họp với lãnh đạo Bộ Ngoại giao Nga, Tổng thống Vladimir Putin đã liệt kê các điều kiện đạt được hòa bình ở Ukraine bao gồm việc rút quân đội Ukraine khỏi Donbass và Novorossiya, cam kết không tham gia Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) hoặc bất kỳ khối quân sự nào khác. Ông Putin cũng cho rằng Ukraine nên giữ thái độ trung lập và cam kết không có vũ khí hạt nhân, trong khi các lệnh trừng phạt đối với Nga nên được dỡ bỏ. 

Theo Tass và Pravda

Tin nổi bật