Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Thưa Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Cấp dưới không “trình Bộ trưởng để báo cáo”?

(DS&PL) -

Dư luận đang băn khoăn về Đề án đổi mới thi cử tiêu tốn 749 tỷ đồng trong 3 năm, khi biết được sự việc Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã yêu cầu thu hồi để sửa đổi.

Dư luận đang băn khoăn về Đề án đổi mới thi cử tiêu tốn 749 tỷ đồng trong 3 năm, khi biết được sự việc Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã yêu cầu thu hồi để sửa đổi vì có nhiều khoản chi “trùng lặp”. Nhưng tôi thiết nghĩ, phải chăng cấp dưới đã không “trình Bộ trưởng để báo cáo”?

Ngày 17/4/2018, Thứ trưởng bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ đã phê duyệt Đề án có tên "Đổi mới thi THPT quốc gia và tuyển sinh ĐH, CĐ sư phạm, trung cấp sư phạm hệ chính quy giai đoạn 2018-2020". Mặc dù với cái tên “Đổi mới”, nhưng ngay trong nội dung đề án này thì trong ba năm thực hiện (từ năm 2018-2020), kỳ thi THPT quốc gia về cơ bản không thay đổi so với phương án thi THPT quốc gia đã thực hiện năm 2017 và phương thức thi THPT quốc gia năm 2018 đã công bố.

Hiện Quyết định phê duyệt đề án đã được Bộ trưởng bộ GD&ĐT thu hồi.

Ngày 22/5/2018, gần 1 tháng sau khi đề án được phê duyệt, trên một số trang báo thông tin về đề án được công khai. Ngay lập tức, nó vấp phải sự phản đối của dư luận, đặc biệt về khoản kinh phí 749 tỷ đồng kia. Người ta đặt câu hỏi: Liệu có quá lãng phí khi mà dành một khoản tiền lớn cho một Đề án “về cơ bản là không thay đổi” so với cái cũ?

Cũng trong ngày 22/5/2018, ngay sau khi thông tin xuất hiện trên các mặt báo, bộ GD&ĐT đã phát đi thông báo nói rằng, Bộ trưởng bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đã chỉ đạo kiểm tra lại nội dung Đề án, xét thấy: “Nội dung về tài chính được tính toán tích hợp từ nhiều nguồn liên quan, có sự trùng lặp, một số nội dung thiếu khả thi; một số khoản mục là chi phí gián tiếp chứ không trực tiếp cho hoạt động tổ chức thi. Do vậy, Bộ trưởng đã chỉ đạo thu hồi Đề án để tiếp tục hoàn thiện".

Bộ từng có rất nhiều đề án/chương trình dang dở, vậy đội ngũ cán bộ của Bộ năng lực có vấn đề không? Chắc chắn nỗi đau về Đề án thất bại mang tên VNEN, Ngoại ngữ 2020 vẫn còn đó. Những đề án/chương trình thất bại không chỉ gây thiệt hại về kinh tế mà còn ảnh hưởng rất lớn đến các thế hệ học sinh.

Lần này, ở một góc độ nào đó, người ta cũng nên dành sự khen ngợi cho Bộ trưởng Nhạ khi đã kịp thời thu hồi một Đề án có nhiều vấn đề sau khi báo chí phản ánh.

Tuy nhiên, có lẽ người ta cũng trách Bộ trưởng, phải chăng ông không biết là cấp Thứ trưởng của mình đã ký ban hành cái gì, cho đến khi báo chí phản ánh?

Hay lỗi do cấp dưới, đã không “trình Bộ trưởng để báo cáo”?

Thảo Linh

Theo Người Đưa Tin

Tin nổi bật