Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Bí quyết đạt điểm cao cho các sĩ tử khối A trong kỳ thi THPT quốc gia 2018

(DS&PL) -

Để đạt được điểm cao, ngoài việc nắm vững kiến thức sách giáo khoa, các em học sinh cần phải linh hoạt trong việc xử lý đề thi cũng như không học bài một cách máy móc.

Để đạt được điểm cao, ngoài việc nắm vững kiến thức sách giáo khoa, các em học sinh cần phải linh hoạt trong việc xử lý đề thi cũng như không học bài một cách máy móc.

Vậy là chỉ còn hơn 1 tháng nữa, kỳ thi THPT quốc gia 2018 sẽ chính thức được diễn ra với khá nhiều thay đổi trong cấu trúc đề thi cũng như quy chế thi cử. Đây cũng chính là điểm mấu chốt khiến cho không ít các em học sinh và phụ huynh lo lắng đến mất ăn mất ngủ.

Đặc biệt, trong giai đoạn nước rút này, nhiều sĩ tử khối A vẫn đang loay hoay trong cách tìm ra phương pháp học phù hợp hoặc đã thử nhiều cách nhưng vẫn không đạt được hiệu quả ôn tập cao. Vậy, các học sinh cần phải chuẩn bị cho mình những gì để hoàn thành tốt bài thi sắp tới?

Nắm vững kiến thức sách giáo khoa

Dù là hình thức thi trắc nghiệm hay tự luận như những năm trước đó thì việc đầu tiên các thí sinh 2k cần phải làm đối với các môn Toán- Lý- Hóa là phải nắm chắc kiến thức cơ bản của sách giáo khoa, tuyệt đối không được học tủ, tự ý lược bỏ công thức, kể cả phần đọc thêm.

Chưa kể, năm nay cấu trúc đề thi còn bao hàm cả kiến thức lớp 11 nên các bạn sĩ tử nên dành 1-2h vào mỗi buổi sáng để đọc lại phần lý thuyết sách giáo khoa, đọc đến phần nào, nắm chắc phần đó. Đặc biệt là hai môn Vật lý và Hóa học, phần lý thuyết khá nhiều.

Thay đổi cách học và tư duy đối với thi trắc nghiệm

Muốn chinh phục điểm cao thì không nên quá chú trọng vào làm các bài khó vì điểm câu dễ cũng bằng câu khó. Bởi vậy, các bạn học sinh nên luyện làm các bài dễ thật nhanh và chuẩn xác, không cho phép bản thân được sai lầm.

Đặc biệt, khi môn toán được chuyển đổi qua hình thức trắc nghiệm đồng nghĩa với việc bạn không phải lo lắng về việc trình bày nữa. Lúc này, hãy tạo cho mình một tư duy phản xạ làm trắc nghiệm chính xác, cẩn thận mà không bị áp lực về mặt thời gian.

Cụ thể, câu hỏi dễ sẽ đặt thời gian làm bài khoảng 1 phút; câu hỏi trung bình thời gian làm bài khoảng 2 phút; câu hỏi khó và cực khó, thời gian làm bài khoảng 3,5 phút.

Ngoài ra, nếu không có đáp án ở một câu hỏi bất kỳ, học sinh có thể lựa chọn ngẫu nhiên một phương án để tăng thêm cơ hội được điểm ở câu hỏi đó.

Sử dụng thành thạo máy tính Casio

Máy tính cầm tay Casio là một công cụ không thể thiếu mỗi khi làm bài thi khối A, nó giúp các thí sinh giải nhanh và chính xác một số câu hỏi trong đề thi, thậm chí nếu đã làm quen thì còn có thể bỏ qua bước làm ra giấy nháp.

Do vậy, rèn luyện kỹ năng bấm máy thành thạo và ứng dụng của chúng vào nhữngphần kiến thức tương ứng sẽ giúp bạn đạt được kết quả cao hơn.

Đặt lịch học giống với lịch thi        

Phương pháp này sẽ được ứng dụng khi bạn đã nắm vững toàn bộ kiến thức của 3 môn học. Bởi nó giống như một cách hệ thống lại bài học từ đầu đến cuối một cách toàn diện, không bị thiếu sót.

Cụ thể, bạn hãy đặt lịch học của mình giống với lịch thi. Ví dụ như buổi chiều thi Toán thì cứ đến buổi chiều bạn học lại 1-3 bài như trong sách giáo khoa (tùy vào sức học mà tăng hay giảm), liệt kê các công thức cơ bản và lấy 1 đề Toán ra làm, làm như thi thật để đánh giá được mức làm đề của mình.

Đồng thời, trong lúc làm đề thì hãy bấm thời gian để chia được khoảng thời gian cho từng câu hỏi.

Nguyễn Phượng (T/h)

Tin nổi bật