Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Thủ thuật “bọc đường trái đắng” của các “ông chủ”cho vay tín dụng

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Nhiều ngân hàng, tổ chức tín dụng... đang “vẫy gọi” cho vay tiêu dùng. Họ dùng đủ cách để tiếp cận khách hàng những mong gán được món nợ nào đó cho họ.

(ĐSPL) - Hiện nay, nhiều ngân hàng, tổ chức tín dụng... đang “vẫy gọi” cho vay tiêu dùng. Họ dùng đủ cách để tiếp cận khách hàng những mong gán được món nợ nào đó cho khách hàng.
Đặc biệt thời gian gần đây, việc phát hành các thẻ tín dụng ghi nợ (thấu chi) với hàng loạt khoản phí, lãi suất cao đang bủa vây, mời mọc người tiêu dùng. Các chuyên gia cho rằng, nếu người tiêu dùng không tỉnh táo sẽ vướng vào những món nợ dai dẳng, khó có lối thoát.
Ngậm bồ hòn làm sao khen ngọt?
Anh Nguyễn Thanh Hòa, ngụ Q. Phú Nhuận, TP.HCM chia sẻ, dạo gần đây tôi liên tục nhận được những cuộc điện thoại của những người xưng là nhân viên ngân hàng, các tổ chức tài chính. Nhiều nhất vẫn là đến từ các ngân hàng T, ngân hàng H, và một công ty về bảo hiểm...
Những người nói là nhân viên của các tổ chức này gọi điện bất cứ giờ nào trong ngày, thậm chí cả vào buổi tối để mời tôi mở thẻ tín dụng thấu chi, làm tôi hết sức bức xúc. Đến thời điểm này, khi nghe nhân viên ngân hàng hay công ty tài chính là tôi thấy “chối”.Bởi, tôi thừa hiểu các khoản vay của họ là như thế nào.
Trước đây tôi cũng đã vay của công ty Tài chính P.D.  với số tiền 20 triệu đồng, nhưng đến khi trả thì lên tới 32 triệu đồng, trong hai năm. Tính ra, lãi suất lên tới trên 30\%/năm.
Cũng theo anh Hòa thì hiện nay, các ngân hàng còn mở ra hình thức mở thẻ tín dụng thấu chi hỗ trợ mua sắm, tiêu dùng. Bằng hình thức này, ngân hàng cũng đang gắn người tiêu dùng vào “bẫy” nợ của chính họ giăng ra. Theo đó, khi vay cũng tương đối dễ dàng nhưng nếu trả không kịp thì bị phạt liên miên.
Chị Trần Thị Kim, ngụ Q.12, TP.HCM cũng cho biết, có mở thẻ ghi nợ (MasterCard MC2) của ngân hàng P. với hạn mức 50 triệu đồng. Lúc đầu chị chỉ nghĩ rằng, mở thẻ để đó cho vui, nhưng sau đó có thử mua sắm. Mua một số thứ như điện thoại, ăn uống, một số dịch vụ khác hết số tiền hơn 15 triệu đồng... Bẵng đi một thời gian, phải đến hạn thanh toán số tiền (sau 45 ngày miễn phí) nhưng tôi chủ quan nên không đóng số tiền tối thiểu. Đến khi ra ngân hàng thanh toán thì chị được nhân viên cho biết, bị phạt thêm số tiền là 4\% tổng số nợ, dù mới chậm một ngày.
Chị Kim kể tiếp: “Họa vô đơn chí, mất hơn 600 ngàn đồng trong vòng chưa đầy một ngày. Đã thế lại còn bị chịu lãi suất rất cao, đến 26\%/năm cho khoản nợ ấy”. Chưa hết, nhiều người xài loại thẻ này còn choáng hơn khi cần tiền mặt thì rút.
Một nhân viên ngân hàng P. cho biết, khi sử dụng thẻ này, nếu cần rút tiền mặt thì lập tức bị tính 4\% tiền phí trên tổng số tiền rút ra. Sau đó, tiền lãi sẽ được tính là 26\%/năm. Nếu như đến hạn thanh toán mà chưa có tiền trả thì cũng bị phạt “chậm trả” với số tiền là 4\% và tối thiểu là một trăm ngàn đồng.
Tương tự, thẻ tín dụng Maritime Bank Platinum cũng có mức phí 3\% khi rút tiền mặt. Thẻ tín dụng Techcombank Visa cũng ở mức 4\%... Còn mức phí phạt chậm trả thì cũng tùy theo các ngân hàng, nhưng phổ biến ở mức từ 4 – đến 6\%.

Nếu người tiêu dùng không tỉnh táo sẽ vướng vào những món nợ
dai dẳng, khó có lối thoát.

Chuyên gia ngân hàng nói gì?
Ngoài các phí trên, khi sử dụng các loại thẻ tín dụng thấu chi, người tiêu dùng còn cõng hàng loạt các phí khác như phí thường niên, bình quân cũng từ vài ba trăm ngàn lên tới cả triệu đồng/năm, phí thông báo thất lạc, phí sao kê, phí xác nhận hạn mức tín dụng... Theo thống kê hiện nay, có khoảng gần 20 loại phí kiểu như thế này đang đè lên vai các chủ thẻ tín dụng thấu chi.
Một chuyên gia ngân hàng cho hay, với mức lãi suất mà các ngân hàng đang áp dụng cho các thẻ ghi nợ phổ biến từ mức 22 – 26\%/năm là quá cao. Mức lãi suất này đang cao hơn khoảng 3 lần lãi suất huy động, và gấp đôi so với lãi suất cho vay hiện tại. Nếu chủ thẻ chi tiêu khoảng 50 triệu đồng thì mức lãi phải trả cũng tới 10 triệu đồng...
Phân tích vấn đề ở một góc nhìn khác, chuyên gia ngân hàng, tiến sỹ Lê Thẩm Dương, trường đại học Ngân hàng TP.HCM cũng cho rằng, khi các ngân hàng áp dụng lãi suất cho vay tiêu dùng thì có tính tới độ rủi ro.
Đó cũng là cách khi khách hàng không còn khả năng trả nợ thì phần thu lãi đó sẽ bù lại cho các rủi ro đó. Điều này cũng có những mặt tiêu cực. Đặc biệt với những người thực hiện nghiêm việc trả nợ thì đồng thời cũng gánh rủi ro cho những khách hàng không thực hiện nghiêm. Hệ quả là nợ xấu cũng tăng lên.
Cũng theo tiến sỹ Lê Thẩm Dương, nếu lãi suất cao như hiện nay, chắc chắn người tiêu dùng sẽ e ngại, và trở lại với thói quen chi tiêu bằng tiền mặt. Trong khi đó, việc giao dịch bằng thẻ đang phổ biến trên thế giới.
Vay tiền mua sắm hiện đang là “mốt” của công nhân viên chức tại các thành phố hiện đại. Tuy nhiên, việc các công ty, ngân hàng cho vay luôn tìm mọi cách từ danh chính ngôn thuận, đến lắt léo để đẩy lãi suất cho vay lên quá cao, khiến khách hàng ngày càng e ngại.
ông Nguyễn Huy Hùng, giám đốc một trung tâm tư vấn, hỗ trợ người tiêu dùng tại TP.HCM khuyến nghị, khi người tiêu dùng xài tiền trong thẻ ATM thì đương nhiên đấy là tiền có sẵn. Còn khi sử dụng thẻ ghi nợ thì thực chất là họ đang vay tiền để mua sắm. Cho nên phải cần nhắc thật kỹ cái nào nên và không nên để sử dụng, nếu không sẽ dễ rơi vào bẫy nợ nần.
Bởi sau 45 ngày khách hàng phải đóng lại số tiền đã chi tiêu, nhưng thực tế thì rất ít người có đủ khả năng thực hiện việc này, đa phần còn lại chỉ thanh toán số tiền tối thiểu. Và đương nhiên, số còn lại phải chịu lãi rất cao. Bên cạnh đó, việc rút tiền mặt cũng là một món nợ khổng lồ. Do vậy, cần phải hết sức tỉnh táo khi xài trước trả sau.               
Thẻ tín dụng thấu chi là hình thức cho phép người tiêu dùng xài trước trả sau. Khi mở thẻ này, tùy theo mức thu nhập (có xác nhận) sẽ được các ngân hàng cấp hạn mức, có thẻ lên tới hàng trăm triệu đồng và được miễn phí 45 ngày không phải trả lãi. Thế nhưng, thực tế sử dụng, người tiêu dùng phải trả còn nhiều hơn thế.

Tin nổi bật