Mới đây, theo TVBS News, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu miếng rửa bát sử dụng trong một thời gian dài mà không được thay thế thì hàm lượng vi khuẩn trong đó sẽ nhiều gấp đôi hơn so với một chiếc bồn cầu, đặc biệt nếu để bát đĩa bẩn ngâm qua đêm và miếng rửa bát không được giặt sạch thì vi khuẩn sẽ trực tiếp sinh sôi gấp 480.000 lần.
Thực tế, các miếng bọt biển hay các miếng giẻ cọ rửa,... thường được dùng để cọ rửa sẽ có nhiều lỗ để hút nước và làm sạch. Tuy nhiên, sau khi rửa bát đĩa hàng ngày, trên miếng bọt biển có thể vẫn còn đọng lại rất nhiều chất bẩn chưa được làm sạch như cặn thức ăn, dầu mỡ,...
Miếng bọt biển thường ẩm thấp và chứa nhiều mảng thức ăn thừa, là điều kiện thuận lợi và lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển.
Miếng bọt biển thường ẩm thấp và chứa nhiều mảng thức ăn thừa, là điều kiện thuận lợi và lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển.
Một nghiên cứu đánh giá về tình trạng vi khuẩn trên các miếng bọt biển rửa chén đĩa trong nhà bếp bằng phương pháp quét DNA, các chuyên gia tìm thấy một loạt vi khuẩn có trong các miếng bọt biển này. Trong đó chủng vi khuẩn được thấy nhiều có thể kể đến như Gammaproteobacteria, Pseudomonadales, và Flavobacteriales.
Những chủng vi khuẩn này thường không lây nhiễm mạnh và nguy hiểm như Salmonella hay E.Coli, song chúng có khả năng gây tổn thương hệ miễn dịch ở những người có nguy cơ.
Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng, căn bếp là nơi chứa nhiều vi khuẩn nhất nếu so sánh với các căn phòng khác trong ngôi nhà. Và trong căn bếp, miếng bọt biển rửa chén đĩa là nơi thuận tiện nhất để vi khuẩn sinh sản.
Hay vào năm 2017, Đại học Giessen ở Đức và Viện Helmtz ở Munich đã công bố kết quả nghiên cứu chung, thậm chí còn mô tả miếng bọt biển rửa bát trong nhà bếp là "ngân hàng" vi khuẩn hoạt động lớn nhất trong nhà và hàm lượng vi khuẩn coliform cao thứ hai trong toàn bộ ngôi nhà của bạn, chỉ bẩn đứng sau ống thoát nước.
Đáng nói là, việc nỗ lực làm sạch miếng bọt biển cũng không mang tới nhiều hiệu quả, vì các miếng bọt biển thường xốp và ẩm ướt, tạo điều kiện cho nhiều vi khuẩn sinh sôi và phát triển.
Nhiều bà nội trợ cho rằng, dùng nước sôi hay cho vào lò vi sóng để làm sạch thì sẽ an tâm hơn. Tuy nhiên nhiều nghiên cứu cho thấy nó không có tác dụng gì trong việc tiêu diệt vi khuẩn trong miếng bọt biển.
Một điều ngạc nhiên mà nghiên cứu tìm ra những miếng bọt biển được vệ sinh thường xuyên (theo cách mà người sử dụng tự vệ sinh) dường như có lượng vi khuẩn không ít hơn so với những miếng bọt biển không được vệ sinh thường xuyên. Thậm chí, một số miếng bọt biển dù được vệ sinh thường xuyên còn nhận thấy sự gia tăng vi khuẩn ở mức nhất định.
Bên cạnh đó, việc các miếng bọt biển có cấu tạo mạng lưới sợi mang đến điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn tồn tại. Đôi khi, bạn sử dụng miếng bọt biển để lau những bề mặt rơi vãi thịt sống mà không sử dụng chất tẩy rửa, và điều này cũng có thể trở thành một nguy cơ tiếp xúc với vi khuẩn và gây lây nhiễm.
Các chuyên gia cho rằng tốt nhất nên thay miếng bọt biển rửa chén mỗi tuần một lần là phương pháp trực tiếp và hiệu quả nhất để ngăn ngừa lượng vi khuẩn tăng lên.
Chén đĩa sau bữa ăn thường chứa khoảng 60-80 lượng vi khuẩn.
Việc sử dụng chất tẩy rửa hay giấm với mục đích làm sạch cũng có thể có tác dụng, song cũng chưa có nghiên cứu cụ thể nào đánh giá về khả năng này.
Ông Tsutomu Seki, chuyên gia nghiên cứu về an toàn thực phẩm tại Đại học Tokyo, từng chỉ ra trong một chương trình của Nhật Bản rằng chén đĩa sau bữa ăn thường chứa khoảng 60-80 lượng vi khuẩn, hơn 480.000 lần, rất khó để rửa sạch hoàn toàn dù có dùng đến chất tẩy rửa hay sấy khô bát đĩa, và có thể nói rằng nó vô dụng để rửa.
Ông cũng khuyến cáo rằng bát đĩa bẩn sau khi ăn xong nên được rửa sạch và làm khô trong vòng 1 tiếng càng nhanh càng tốt. Điều này sẽ tránh sự phát triển và lây lan của vi khuẩn.
Dưới đây là những điều cần lưu ý khi rửa bát đĩa:
- Bát đĩa bẩn nên rửa trong vòng 1 giờ càng nhanh càng tốt để tránh vi khuẩn sinh sôi: Nếu ngâm trong nước quá 10 giờ, lượng vi khuẩn sẽ tăng hơn 480.000 lần.
- Không sử dụng quá nhiều dung dịch rửa chén bát: Trên thực tế, bạn cần ít hơn lượng xà phòng mà bạn thường sử dụng. Để kiểm soát tốt việc sử dụng xà phòng bạn hãy cho một chút nước vào bát nhỏ, sau đó nhỏ vài giọt nước rửa chén bát vào. Khuấy đều và sử dụng. Điều này cũng giúp việc xả nước để loại bỏ xà phòng nhanh và hiệu quả hơn.
- Nên đợi khô hơn là lau khô: Tốt nhất nên rửa bằng nước nóng để khử trùng đơn giản, sau đó đợi khô rồi mới cất đi, không lau khô bằng giẻ.
- Không sử dụng miếng rửa bát bẩn: Miếng rửa bát để lâu sẽ bắt đầu có mùi hoặc đổi màu. Điều này đồng nghĩa với việc tích tụ một lượng lớn vi khuẩn trong miếng rửa bát. Điều cần làm là bạn nên thay miếng rửa bát mỗi tuần hoặc lâu hơn tùy vào tần suất sử dụng để điều chỉnh cho phù hợp.
- Nên phân loại khăn lau bát đĩa: Cho dù là rửa bát đĩa không hoặc có dầu mỡ hay lau bếp, cũng nên sử dụng các loại khăn lau bát đĩa khác nhau đã tiệt trùng. Ít nhất là được chia thành 3 loại nêu trên
- Rửa bát đĩa theo trình tự: Đầu tiên là rửa bát đĩa không có dầu mỡ trước, sau đó rửa bát đĩa dính dầu
Như Quỳnh (T/h)