Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Thổ Nhĩ Kỳ có đem quân đánh IS?

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Thổ Nhĩ Kỳ đã gia nhập liên minh quốc tế chống “Nhà nước Hồi giáo” và có thể sử dụng cả bộ binh trong trường hợp cấp bách.

(ĐSPL) - Thổ Nhĩ Kỳ đã gia nhập liên minh quốc tế chống “Nhà nước Hồi giáo” và có thể sử dụng cả bộ binh trong trường hợp cấp bách.

Xe tăng Thổ Nhĩ Kỳ đã được triển khai sát đường biên giới với Syria.

Theo tạp chí Đức Spiegel Online, ngay từ hồi tháng 3/2014, Thổ Nhĩ Kỳ đã muốn đưa bộ binh vào Syria. Chẳng may, phe đối lập đã cho công bố một băng ghi âm tuyệt mật, trong đó Ngoại trưởng thời ấy là Ahmet Davutoglu đã bàn bạc với giám đốc tình báo Thổ Nhĩ Kỳ và một viên tướng về việc làm thế nào để biện minh cho một cuộc can thiệp quân sự vào Syria. Những người tham gia cuộc họp này đã cân nhắc khả năng “dựng lên” một cuộc tấn công từ phía Syria để có lý do tuyên chiến.
Là một thành viên NATO, Thổ Nhĩ Kỳ khi đó muốn tiến hành một cuộc chiến với Syria và sau đó lôi kéo cả liên minh quân sự này nhập cuộc.
Các nước thành viên NATO khác đã vô cùng tức giận về cuốn băng này và Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ thời đó là Recep Tayyip Erdogan đã gọi cuốn băng trên là “nhục nhã” và cấm phát tán trên YouTube.
Không muốn tiên phong trong cuộc chiến chống IS
Nửa năm sau, Thổ Nhĩ Kỳ đã đứng trước sự lựa chọn chính thức thông báo tiến hành chiến tranh trên lãnh thổ Syria và lần này là chống các phiến quân của “Nhà nước Hồi giáo” (IS). Trong ngày 2/10, Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ sẽ phê chuẩn một kế hoạch can thiệp quân sự vào Syria với thời hạn 1 năm, do chính phủ nước này đệ trình.
Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ sẽ bỏ phiếu kế hoạch can thiệp quân sự baop gồm những điểm chính sau đây:
- Kế hoạch mà chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ trình lên Quốc hội đề xuất việc thành lập các khu vực an ninh cho những người tị nạn ở bên trong lãnh thổ Iraq và Syria. Cho đến nay, chỉ riêng những người tị nạn từ Syria chạy sang Thổ Nhĩ Kỳ đã lến đến 1,5 triệu người. Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ có nhiệm vụ bảo vệ các khu vực an ninh này. Thổ Nhĩ Kỳ cũng yêu cầu các nước khác cử bộ binh đến làm nhiệm vụ nói trên, nhưng chưa có nước nào hưởng ứng.
- Dọc theo các đường biên giới (với Iraq và Syria) cần thiết lập các vùng cấm bay. Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ cần được ủy thác "tiến hành các chiến dịch can thiệp vượt qua biên giới” để chống lại các cuộc tấn công của các nhóm khủng bố “từ Iraq và Syria”. Thổ Nhĩ Kỳ đã bố trí nhiều xe tăng ở sát biên giới với Syria.
-  Khác với lập trường trước đây, Thổ Nhĩ Kỳ cho phép các nước khác sử dụng các căn cứ quân sự ở nước này để đánh các lực lượng IS. Đối với NATO, việc sử dụng căn cứ không quân Incirlik ở miền nam Thổ Nhĩ Kỳ có ý nghĩa vô cùng quan trọng.Lần này, NATO đã yêu cầu và hối thúc Thổ Nhĩ Kỳ can thiệp quân sự. Ankara cần gia nhập liên minh quốc tế chống IS. Trong mấy tháng qua, IS đã tràn ngập nhiều vùng lãnh thổ rộng lớn ở Iraq và Syria. Hồi tháng 6, IS đã tuyên bố thành lập Vương quốc Hồi giáo (Kalifat).
Kế hoạch can thiệp quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ hồi tháng 3/2014 là nhằm hậu thuẫn quân nổi dậy Syria chống chế độ Bashar al-Assad. Ngay từ khi các cuộc nổi dậy chống chính phủ Syria bắt đầu, Thổ Nhĩ Kỳ đã đòi Tổng thống Bashar al-Assad từ chức. Thế nhưng, Tổng thống Assad vẫn duy trì quyền lực và quân nổi dậy cũng không lật đổ được ông này. Chính vì vậy mà Thổ Nhĩ Kỳ muốn can thiệp quân sự vào Syria để giúp lật đổ Tổng thống Assad.
Hiện thời, Thổ Nhĩ Kỳ có cơ hội can thiệp quân sự vào Syria bằng bộ binh, với lý do hoàn toàn khác.
Trên thực tế, cách đây không lâu, Thổ Nhĩ Kỳ đã từ chối đóng vai trò tiên phong trong cuộc chiến chống IS do Mỹ cầm đầu. Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ không chỉ không muốn tham gia liên minh chống IS mà còn không cho phép các nước khác sử dụng các căn cứ quân sự ở nước này để tiến hành các cuộc không kích ở Iraq và Syria. Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ không muốn quân chính phủ Syria và các lực lượng người Kurd mạnh lên vì có quan hệ với Đảng Lao động Kurdistan (PKK) bị cấm hoạt động.  
Sức ép từ phía Mỹ
Nhiều tháng qua, Ankara bị “trói tay” không dám công khai chống “Nhà nước Hồi giáo” vì các chiến binh thánh chiến đã chiếm được Tổng lãnh sự quán Thổ Nhĩ Kỳ ở thành phố Mosul và bắt giữ 46 công dân nước này làm con tin. Hiện thời số con tin này đã được giải thoát và Mỹ gia tăng sức ép đối với Ankara. Liên minh chống IS rất cần đến Thổ Nhĩ Kỳ vì nước này ở ngay sát những vùng xảy ra chiến sự ở Iraq và Syria.
Không những thế, các phần tử nổi dậy vũ trang người Kurd ở Thổ Nhĩ Kỳ đã cảnh báo rằng các cuộc hòa đàm với chính phủ ở Ankara sẽ chấm dứt, nếu xảy ra việc chiến binh IS thảm sát người Kurd ở thành phố  Kobane.
Hiện chưa rõ liệu Thổ Nhĩ Kỳ có đưa bộ binh vào tham chiến ở Iraq và Syria hay không. Nhiều chính khách thân chính phủ ngụ ý rằng kế hoạch này chỉ nhàm bảo vệ các đường biên giới của Thổ Nhĩ Kỳ. Trong mấy tuần qua, các chiến binh IS đã đánh chiếm hơn 300 làng mạc dọc theo biên giới Syria-Thổ Nhĩ Kỳ và hiện đang ráo riết bắn phá thành phố biên giới Kobane.
Theo kết quả thăm dò dư luận, đa số dân chúng Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ việc nước này đem quân đánh IS. Kết quả của viện thăm dò dư luận cho thấy 52\% những người được hỏi ý kiến đã ủng hộ can thiệp quân sự.
Về phần minh, kể từ tháng 8, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan đã tuyên bố phải chống lại IS. Ông tuyên bố hành động dã man tàn bạo của IS “không có liên quan gì” đến Hồi giáo và “không thể chấp nhận”.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan muốn nhân cơ hội đánh IS để lật đổ luôn Tổng thống Syria Bashar al-Assad.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan quả quyết rằng liên quân không thể chặn đứng đà tiến của các chiến binh “Nhà nước Hồi giáo” chỉ bằng không kích. Nhưng ông này cũng kêu gọi lật đổ Tổng thống Syria Bashar al-Assad, một lời kêu gọi xem ra khá lạc lõng và không được hưởng ứng vào thời điểm này.
Tuy nhiên, chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ vẫn lo ngại rằng một cuộc can thiệp quân sự vào Iraq và Syria chống IS có thể châm ngòi cho làn sóng khủng bố ở nước này. Nhiều chỉ huy quân sự của IS đã cảnh báo nguy cơ nói trên.

Tin nổi bật