Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Thị trường trái phiếu nóng lên do doanh nghiệp đua nhau huy động vốn

(DS&PL) -

Trong bối cảnh thị trường đối mặt với nhiều khó khăn hiện nay, nhiều doanh nghiệp liên tiếp phát hành trái phiếu để tìm nguồn vốn.

Trong bối cảnh thị trường đối mặt với nhiều khó khăn hiện nay, nhiều doanh nghiệp liên tiếp phát hành trái phiếu để tìm nguồn vốn.

Trong lúc cổ phiếu nhiều doanh nghiệp (DN), kể cả ngân hàng rớt dưới mệnh giá thì thị trường trái phiếu lại nóng lên do việc đua nhau huy động vốn từ phát hành trái phiếu doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp nhỏ.

Điển hình, Công ty Cổ phần Eurowindow Holding mới đây công bố thông tin về kết quả phát hành trái phiếu riêng lẻ. Đây là loại trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, có tài sản bảo đảm. Quy mô dự kiến phát hành là 250 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 2 năm, lãi suất 11%/năm. Mặc dù vậy, đợt phát hành thất bại khi không thu hút được nhà đầu tư nào tham gia.

Thị trường trái phiếu nóng lên do doanh nghiệp đua nhau huy động vốn. Ảnh minh họa

Tương tự, Công ty Cổ phần Tập đoàn IDI mới đây cũng công bố không thu hút được nhà đầu tư nào cho đợt phát hành trái phiếu trị giá 30 tỷ đồng dù lãi suất được đẩy lên cao tới 12%/năm.

Cty CP Dịch vụ Hàng không Thăng Long Taseco cũng đầu tư bất động sản. Mệnh giá trái phiếu 50 tỷ đồng lãi suất 10,5%/năm với mệnh giá 100.000.000 đồng/trái phiếu

Còn  Cty CP Đầu tư Phát triển Bất động sản TNR Holdings Việt Nam cuối năm 2029 đã có tổng giá trị phát hành gần 2.881 tỉ đồng, chiếm 33% tổng giá trị trái phiếu của nhóm BĐS.

Đặc biệt, các trái phiếu của doanh nghiệp này được chia nhỏ thành 60 lô trái phiếu (toàn thị trường có 102 lô), mỗi lô có giá trị trên dưới 50 tỉ đồng. Tất cả các trái phiếu đều có kì hạn 3 năm. Lãi suất trái phiếu bình quân 10,26%.

Từ lúc hệ số rủi ro cho vay bất động sản được quy định ở mức cao, khiến DN bất động sản khó tiếp cận nguồn vốn ngân hàng, thì Nghị định 163/2018/NĐ-CP ra đời với nhiều quy định mở đã giúp DN đẩy mạnh phát hành trái phiếu. Không ít DN đã trả lãi với mức 14%/năm, cao hơn nhiều so với lãi suất ngân hàng để thu hút nhiều nhà đầu tư.

Theo số liệu của Hiệp hội Thị trường trái phiếu, năm qua có hơn 900 đợt phát hành trái phiếu của hơn 200 DN với tổng giá trị phát hành gần 297.000 tỷ đồng. Trong đó, DN BĐS phát hành 106.500 tỷ đồng, chiếm khoảng 38%.

Nếu tính riêng tháng 1/2020 thì DN BĐS phát hành hơn 7.300 tỷ đồng trái phiếu, chiếm hơn 50% tổng lượng phát hành toàn thị trường trái phiếu trong tháng.

Tuy nhiên, chính việc thu hút ồ ạt vốn qua kênh trái phiếu dẫn đến rủi ro cho nhà đầu tư nhỏ lẻ, ham lợi nhuận nhưng không nắm được thông tin cũng như tình hình tài chính thực của DN.

Bộ Tài chính đã nhiều lần cảnh báo tình hình này. Cụ thể, theo bộ Tài chính, các DN hiện nay chủ yếu phát hành theo phương thức riêng lẻ, thiếu chuyên nghiệp, chưa tuân thủ đầy đủ quy định của pháp luật về công bố thông tin và quy trình phát hành. Do vậy, nhà đầu tư trái phiếu DN có thể phải đối diện với nhiều rủi ro như DN không thực hiện được các điều kiện, điều khoản của trái phiếu, không thanh toán đầy đủ, đúng hạn gốc, lãi trái phiếu; không thực hiện cam kết với nhà đầu tư về mua lại trái phiếu trước hạn...

Vũ Đậu (T/h)

Tin nổi bật