Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Siết quy định phát hành trái phiếu doanh nghiệp để bảo vệ nhà đầu tư

(DS&PL) -

Sắp tới, doanh nghiệp có thể bị giới hạn lượng chào bán trái phiếu riêng lẻ, thời gian giữa các đợt phát hành và lãi suất.

Sắp tới, doanh nghiệp có thể bị giới hạn lượng chào bán trái phiếu riêng lẻ, thời gian giữa các đợt phát hành và lãi suất.

Gần đây, các doanh nghiệp có xu hướng chuyển từ vay vốn ngân hàng sang phát hành trái phiếu riêng lẻ bằng nhiều hình thức. Trong đó, theo bộ Tài chính, có  cả hình thức không minh bạch, lợi dụng phát hành trái phiếu cho các mục tiêu đặc biệt của doanh nghiệp.

Sự gia tăng của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường trong khi chưa tiếp cận đầy đủ thông tin về mục đích phát hành, tình hình tài chính, khả năng trả nợ, tài sản đảm bảo của trái phiếu, đồng thời thiếu khả năng phân tích đánh giá sẽ dẫn đến rủi ro cho họ.

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp cũng bước vào thời kỳ “bùng nổ” nhưng cũng tiềm ẩn không ít nguy cơ và rủi ro đối với các nhà đầu tư. Để giảm thiểu rủi ro, bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư, hướng tới mục tiêu phát triển thị trường an toàn, bền vững, dự kiến các điều kiện phát hành trái phiếu doanh nghiệp sẽ được siết chặt hơn.

Siết quy định phát hành trái phiếu doanh nghiệp để bảo vệ nhà đầu tư. Ảnh minh họa

Năm 2019 tiếp tục cho thấy đà phát triển mạnh của thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN). Theo thống kê, huy động vốn từ thị trường TPDN khá tốt với 250.000 tỷ đồng, tăng 7% so với 2018. Nếu theo mục tiêu đề ra tại Quyết định số 1191/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 14/8/2017 (Phê duyệt Lộ trình phát triển thị trường trái phiếu giai đoạn 2017 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030), dự kiến dư nợ thị trường TPDN đạt khoảng 7% GDP vào năm 2020 và khoảng 20% GDP vào năm 2030, thì từ năm 2018 và nối tiếp năm 2019 đã đạt trên 10% GDP

Theo ông Phạm Phú Quốc - Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, tình trạng chạy đua phát hành trái phiếu doanh nghiệp làm nóng thị trường, đẩy mặt bằng lãi suất lên cao, trong khi các yêu cầu về tài sản đảm bảo không được đặt ra, các công cụ bảo hiểm rủi ro về thị trường xếp hạng tín nhiệm vẫn chưa được hình thành sẽ tạo rủi ro, tiềm ẩn nợ xấu mới và ảnh hưởng đến mục tiêu điều tiết lãi suất ổn định vĩ mô của Ngân hàng Nhà nước...

Chính vì vậy, theo đề xuất của bộ Tài chính tại dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2018 quy định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp sẽ siết chặt điều kiện phát hành trái phiếu doanh nghiệp.

Theo đó, nhằm hạn chế tình trạng doanh nghiệp có quy mô vốn nhỏ phát hành trái phiếu với khối lượng lớn tiềm ẩn rủi ro cho cả doanh nghiệp phát hành và nhà đầu tư mua trái phiếu, dự thảo Nghị định bổ sung điều kiện về giới hạn khối lượng phát hành trái phiếu theo hướng doanh nghiệp phát hành phải đảm bảo dư nợ trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ không vượt quá 03 lần vốn chủ sở hữu tại báo cáo tài chính quý gần nhất được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trường hợp doanh nghiệp muốn phát hành trái phiếu vượt quá 3 lần vốn chủ sở hữu thì lựa chọn kênh phát hành ra công chúng với tiêu chuẩn, điều kiện cao hơn và công khai, minh bạch hơn.

Đặc biệt, nhằm hạn chế việc doanh nghiệp phát hành trái phiếu với lãi suất quá cao, bộ Tài chính đề xuất bổ sung quy định lãi suất phát hành trái phiếu không được vượt quá mức lãi suất theo quy định tại Điều 468 Luật Dân sự năm 2015 là 20%/năm.

Bên cạnh đó, theo ông Đặng Văn Thanh - Chủ tịch Hội Kế toán Kiểm toán Việt Nam, khi phát hành trái phiếu doanh nghiệp, báo cáo tài chính nhất thiết phải được kiểm toán bởi các công ty kiểm toán được cho phép bởi Chính phủ, nhất là phải có báo cáo tài chính xác nhận tại thời điểm doanh nghiệp phát hành. Đây là một bộ lọc sơ khởi cho các nhà đầu tư.

Vũ Đậu (T/h)

Tin nổi bật