Bộ Tài chính cảnh báo nhà đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, đặc biệt là nhà đầu tư cá nhân, không nên mua trái phiếu doanh nghiệp chỉ vì lãi suất cao.
Theo số liệu của Công ty Chứng khoán SSI, tính đến hết tháng 11/2019, lượng phát hành trái phiếu doanh nghiệp đạt khoảng 237.000 tỷ đồng (tương đương 10 tỷ USD), cao hơn 5,8% so với cả năm 2018.
Giữa năm 2019, Ngân hàng Nhà nước ra công văn yêu cầu các ngân hàng thương mại siết hoạt động đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, nhất là trái phiếu của các doanh nghiệp bất động sản. Trong đó, nhấn mạnh sẽ xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động đầu tư trái phiếu doanh nghiệp.
Trái phiếu doanh nghiệp bùng nổ 10 tỷ USD, bộ Tài chính cảnh báo nhà đầu tư. Ảnh minh họa |
Cuối tháng 11, bộ Tài chính cũng cảnh báo nhà đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, đặc biệt là nhà đầu tư cá nhân, không nên mua trái phiếu doanh nghiệp chỉ vì lãi suất cao.
Một số rủi ro đó, theo bộ Tài chính, là: Doanh nghiệp không thực hiện được các điều kiện, điều khoản của trái phiếu do mất khả năng thanh toán; không thanh toán được đầy đủ, đúng hạn gốc, lãi trái phiếu; không thực hiện được cam kết với nhà đầu tư về mua lại trái phiếu trước hạn,...
Bên cạnh đó, tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung và dài hạn cũng được rút xuống, theo quy định mới nhất của Ngân hàng Nhà nước.
Các chuyên gia kinh tế khuyến cáo, muốn mua trái phiếu doanh nghiệp, nhà đầu tư cần phải nắm rõ các thông tin: trái phiếu do doanh nghiệp nào phát hành, thương hiệu, uy tín của doanh nghiệp đó ra sao; mục đích phát hành; có tài sản đảm bảo không; có được ngân hàng bảo lãnh thanh toán không; cam kết của chủ thể phát hành đối với trái phiếu như thế nào; kỳ hạn và phương thức trả nợ gốc, lãi; tình hình tài chính và việc sử dụng vốn từ phát hành trái phiếu của doanh nghiệp phát hành.
Vũ Đậu (T/h)