Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Thí điểm bỏ biên chế giáo viên: Con nhà nghèo sẽ nuôi cô giáo?

(DS&PL) -

Nếu việc bỏ biên chế đối với giáo viên diễn ra, ai sẽ là người trả lương cho các thầy cô? Lúc đó học phí sẽ phải tăng, như vậy, con em nhà nghèo sẽ phải "nuôi" thầy cô...

Nếu việc bỏ biên chế đối với giáo viên diễn ra, ai sẽ là người trả lương cho các thầy cô? Lúc đó học phí sẽ phải tăng, như vậy, con em nhà nghèo sẽ phải "nuôi" thầy cô giáo?

Những ngày qua, sau khi đặt ra đề xuất thí điểm chuyển dần viên chức giáo viên sang hợp đồng lao động, bộ GD&ĐT đã nhận được nhiều ý kiến chia sẻ, góp ý về vấn đề này. Bên cạnh nhiều ý kiến đồng thuận, đánh giá cao thì cũng có những ý kiến băn khoăn, thậm chí là trái chiều.

Chiều ngày 6/6/2017, trong cuộc họp về công tác chuẩn bị đội ngũ giáo viên cho Chương trình giáo dục phổ thông mới, Bộ trưởng bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đã đưa ra đề xuất thí điểm chuyển dần viên chức giáo viên sang hợp đồng lao động. Trước mắt bộ GD&ĐT nghiên cứu xây dựng đề án đề xuất thí điểm chuyển dần viên chức giáo viên sang hợp đồng lao động đối với một số trường đại học và một số trường trung học phổ thông có đủ điều kiện.

Lo ngại giảng viên ra khỏi biên chế sẽ khiến học phí đại học tăng, con em nhà nghèo sẽ "lãnh đủ".

Đề xuất này đã gặp phải nhiều ý kiến băn khoăn. Trao đổi với PV, ông Nguyễn Cảnh Phương, Chủ tịch hội Luật gia Lai Châu, cho biết: "Việc bộ GD&ĐT thí điểm bỏ viên chức đối với giáo viên là một vấn đề lớn, ảnh hưởng đến xã hội nên rõ ràng vấn đề này cần phải nghiên cứu kỹ trước khi được áp dụng. Trước hết, việc chuyển dần viên chức giáo viên sang chế độ hợp đồng lao động là vấn đề lớn, có tác động đến hơn một triệu thầy cô giáo.

Việc chuyển dần giáo viên trong biên chế sang chế độ hợp đồng mà áp dụng thí điểm như vậy sẽ vi phạm đến luật Viên chức bởi những giáo viên đã được biên chế, việc đưa họ ra khỏi viên chức phải tuân theo luật quy định chứ không thể nói đây là thí điểm của bộ Giáo dục là bỏ người ta ra khỏi viên chức được.

Nếu muốn thí điểm những đối tượng đã là viên chức, cần phải sửa đổi lại rất nhiều điều trong hệ thống luật của Nhà nước. Mà việc làm này thì bộ GD&ĐT chỉ là cơ quan tham mưu, còn cơ quan có đủ thẩm quyền quyết định là Quốc hội. Đây là vấn đề ảnh hưởng đến con người nên việc điều chỉnh cần hết sức thận trọng.

Bên cạnh đó, nếu việc thí điểm và việc bỏ biên chế được áp dụng thì một vấn đề lớn sẽ được đặt ra đó chính là việc ai sẽ nuôi giáo viên?

Việc thí điểm của bộ GD&ĐT áp dụng với các trường đại học, THPT sẽ làm giảm bớt ngân sách Nhà nước giành cho đào tạo. Tuy nhiên, đồng lương của giáo viên sẽ do ai chi trả? Lúc đó kinh phí sẽ do người học trả tiền. Khi ngân sách bị cắt giảm, tiền học chắc chắn sẽ tăng thêm. Với một đất nước mà dân số còn ở mức nghèo và cận nghèo chiếm một tỷ lệ lớn như nước ta thì việc tăng phí học sẽ là một điều không hợp lý.

Việc Bộ trưởng cho rằng sẽ tăng thu nhập của giáo viên bằng cách bỏ họ ra khỏi biên chế, thay vào đó bằng hợp đồng rõ ràng không phải là một điều hợp lý."

Trần Phương

Tin nổi bật