Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Bỏ biên chế giáo viên, bộ GD&ĐT phải được sự cho phép của Quốc hội

(DS&PL) -

ĐBQH Nguyễn Bá Sơn cho rằng, muốn bỏ biên chế giáo viên, bộ GD&ĐT phải được sự cho phép của Quốc hội.

ĐBQH Nguyễn Bá Sơn cho rằng, muốn bỏ biên chế giáo viên, bộ GD&ĐT phải được sự cho phép của Quốc hội.

Nhiều giáo viên vùng cao cắm bản nhiều năm chỉ mong vào biên chế.

Sáng 7/6, bên hành lang Quốc hội, PV báo điện tử Người Đưa Tin có cuộc trao đổi với ĐBQH Nguyễn Bá Sơn, Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội TP.Đà Nẵng, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội.

Đại biểu Nguyễn Bá Sơn cho rằng: “Việc bỏ biên chế giáo viên là câu chuyện làm chính sách. Mà đã là một chính sách thì trước khi đưa ra bộ GD&ĐT phải trả lời được cơ sở của chính sách đó là gì.

Người chịu tác động của chính sách đó là đội ngũ giáo viên của cả nước, họ phải được tham gia vào cùng với bộ GD&ĐT để trả lời giải quyết câu hỏi đó. Như vậy, trước hết phải lấy ý kiến của các thầy cô giáo ở các cấp khác nhau từ mầm non đến đại học.

Qua đó, bộ GD&ĐT phải xử lý triệt để được vấn đề một cách thấu đáo, hợp tình, hợp lý, sau đó mới ban hành chính sách”.

ĐBQH Nguyễn Bá Sơn (đoàn TP.Đà Nẵng).

Thời gian gần đây, đề xuất thí điểm sẽ bỏ biên chế giáo viên sang hợp đồng của bộ GD&ĐT đã vấp phải phản ứng từ dư luận bởi thực tế những thay đổi của ngành giáo dục thời gian vừa qua liên tiếp thất bại gây tốn kém tiền bạc, lãng phí thời gian và ngày càng mất niềm tin với người dân.

Đại biểu Nguyễn Bá Sơn nhấn mạnh: “Xã hội hóa là một chủ trương đúng, nhưng xã hội hóa cái gì, ở đâu và vào thời điểm nào là một câu chuyện khác. Chứ không phải cứ hô hào xã hội hóa là bộ GD&ĐT được làm ào ào, không cẩn trọng sẽ vỡ trận”.

Đại biểu Nguyễn Bá Sơn nhấn mạnh: “Muốn bỏ biên chế giáo viên, bộ GD&ĐT phải được sự cho phép của Quốc hội...".

Hơn nữa, bỏ biên chế giáo viên chắc chắn sẽ phải sửa một số luật. Bất cứ khi xây dựng chính sách pháp luật mới nào đều phải quy chiếu các luật khác để tránh xung đột pháp luật. Việc sửa luật sẽ không hề đơn giản, rất tốn kém và mất thời gian”.

Vũ Phương

Tin nổi bật