Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Người viết tâm thư gửi Bộ trưởng: "Tôi sợ GV bỏ dạy nếu bỏ biên chế"

(DS&PL) -

Đó là những lo ngại lớn nhất trong bức tâm thư mà ông Lê Huy Nguyên viết gửi Bộ trưởng bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ.

Đó là những lo ngại lớn nhất trong bức tâm thư mà ông Lê Huy Nguyên viết gửi Bộ trưởng bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ.

Thông tin sẽ bỏ biên chế giáo viên được Bộ trưởng bộ GD&DT Phùng Xuân Nhạ nêu ra khiến không ít giáo viên lo lắng. Mới đây, bức thư gửi Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ được ông Lê Huy Nguyên (SN 1961, Hải Dương) đăng tải đã nhận được nhiều sự quan tâm của dư luận.

Ông Lê Huy Nguyên.

PV báo Người Đưa Tin đã có cuộc trao đổi với ông Lê Huy Nguyên.

PV: Xuất phát từ đâu mà ông lại gửi một bức tâm thư tới Bộ trưởng bộ Giáo dục & Đào tạo về việc bỏ biên chế?

Ông Lê Huy Nguyên: Gia đình tôi có truyền thống 4 thế hệ làm nghề giáo, hơn ai hết tôi hiểu được nỗi vất vả của nghề. Áp lực công việc luôn đè nặng lên đôi vai những người hàng ngày cầm phấn đứng trên bục giảng. Không như những nghề khác, nghề giáo không phải người đi làm kinh tế, mà là đi truyền đạt kiến thức để cho xã hội phát triển. Hơn ai hết, họ cần sự ổn định.

Tôi nghĩ, những người làm giáo dục cần bảo thủ một chút để có sự ổn định và không tạo ra các "đoạn gãy" trong các thế hệ. Xưa nay, giáo dục luôn luôn thay đổi, nhưng thành công thì ít mà thất bại thì nhiều. Mới đây nhất là Đề án ngoại ngữ gần 9.400 tỷ nhưng chính Bộ trưởng đã thừa nhận thất bại. Tôi không hiểu tại sao luôn lấy giáo viên, học sinh ra để thí nghiệm?

Những thất bại trong giáo dục không phải ngày một, ngày hai là nhìn thấy rõ, mà thời gian dài sau. Nếu một lần nữa thất bại, ai sẽ là người phải sửa?

PV: Băn khoăn, lo lắng lớn nhất của ông trong bức tâm thư gửi Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ là gì, thưa ông?

Ông Lê Huy Nguyên: Hai vấn đề mà tôi lo ngại nhất đó là: Hiệu trưởng lạm quyền và nguy cơ giáo viên, đặc biệt vùng sâu, vùng xa sẽ bỏ dạy, gây nên nhiều hệ lụy. Cụ thể, Hiệu trưởng có quyền ra hợp đồng hay chấm dứt hợp đồng với giáo viên, điều này sẽ khiến Hiệu trưởng lạm quyền và trở thành vua một cõi. Tình trạng chạy chọt sẽ diễn ra. Hàng tháng đồng lương ít ỏi của GV chịu bao nhiêu đóng góp và chi tiêu, nay lại phải “trích” % để níu hợp đồng. Giáo dục với sản phẩm là con người mà xảy ra tình huống đó, giáo dục sẽ không còn là giáo dục nữa.

Có thể nói, việc xóa bỏ biên chế sẽ tạo cơ hội cạnh tranh bình đẳng cho các giáo viên trong diện hợp đồng và tạo ra cơ hội việc làm cho nhiều sinh viên mới ra trường. Thế nhưng, lương của giáo viên hiện nay không bằng công nhân may trình độ trung học, nếu bỏ biên chế thì họ đi làm công nhân, không phải áp lực với thi đua, sổ sách… Ở vùng cao, vùng biên giới, vùng đặc biệt khó khăn mà các thầy cô đang ngày đêm bám trường, bám lớp, ngoài tình yêu sư phạm, còn mục tiêu biên chế. Nếu bỏ biên chế thì khó cử được ai lên đó. Đó đều là vùng khó khăn dễ bị các đối tượng phản động, kích động, lôi kéo lợi dụng, nếu giáo dục yếu thì hậu quả sẽ khôn lường.

Pv: Ông có nghĩ việc bỏ biên chế thay hợp đồng sẽ làm giáo viên tích cực và chủ động hơn, tăng cạnh tranh trong công việc?

Ông Lê Huy Nguyên: Ý kiến đó theo tôi không hợp lý với nghề giáo. Có hai nghề tôi cho rằng không thể bỏ biên chế, thứ nhất là giáo viên, thứ hai là nghề y. Liệu những nhà quản lý giáo dục có tạo được một sân chơi công bằng, minh bạch. Để các cháu sinh viên thực sự có năng lực được trọng dụng.

Dưới góc độ quản lý, lãnh đạo Sở, Phòng giáo dục và trực tiếp là ông Hiệu trưởng phải có tâm-tầm-tài, không cá nhân, vụ lợi riêng… mà tôi nghĩ những điều đó trước mắt chỉ là trong mơ. Chuyện tiêu cực, nhận hối lộ, cả nhà làm quan hiện nay có thể nói ở đâu cũng có. Muốn đổi mới thì thay đổi từ cấp lãnh đạo, làm triệt để, minh bạch được cấp lãnh đạo trước.

Pv: Là người trong gia đình có truyền thống giáo viên, ông cảm thấy gia đình thay đổi thế nào?

Ông Lê Huy Nguyên: Tôi không bênh gì thầy cô, tôi chỉ nói đúng thực tế. Bình thường GV cũng phải chịu áp lực lớn nào giấy tờ, sổ sách, thanh tra, kiểm tra, học sinh, phụ huynh… Mỗi quyết định đổi mới thầy trò quay như chong chóng.

Nay lại có thông tin bỏ biên chế, tôi chỉ nói đúng thực tế không chỉ gia đình tôi, nhiều gia đình làm nghề giáo quanh địa phương hay có con em theo học sư phạm rất hoang mang. Nghe thấy những câu nói mà tôi thấy đau lòng: "Đấy bố mẹ bắt con theo học sư phạm". Nó gây tâm lý hoang mang rất lớn, ngay đối với sinh viên sư phạm.

PV: Xin cảm ơn những chia sẻ của ông!

Công Luân - Đặng Thủy

Tin nổi bật