Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Thầy cô nói gì về phương án các trường THCS và THPT dạy 2 buổi/ngày?

  • Thủy Tiên (T/h)
(DS&PL) -

Về phương án học sinh lớp 6-12 sẽ phải học 2 buổi/ngày, nhiều người ủng hộ nhưng cũng không ít người e ngại, tranh cãi cho rằng sẽ phát sinh các loại phí...

Tâm tư của thầy cô giáo

Chia sẻ trên VTC News, cô Trần Bích Thuỷ, giáo viên THCS ở Cầu Giấy, Hà Nội cho hay, trường của cô tổ chức dạy 2 buổi/ngày bắt đầu từ năm 2020, học sinh ăn bán trú tại trường. Mặt tích cực, các gia đình không phải vất vả đón con buổi trưa, thuận tiện quản lý con, hạn chế được các cám dỗ điện thoại, điện tử, ti vi... Tuy nhiên, thực tế trong các năm qua thời khoá buổi buổi chiều - sáng lẫn lộn giữa môn học chính và các lớp kỹ năng.

"Đôi khi giáo viên bận việc hoặc do thoả thuận lịch với các trung tâm Anh ngữ, trung tâm kỹ năng bên ngoài mà nhà trường xếp lịch học chính khoá xen kẽ lịch học phụ đạo", cô Thuỷ nói và cho biết phản đối cách sắp xếp thời khoá biểu như vậy.

Theo cô Thuỷ, để quy định dạy học 2 buổi/ngày không chồng chéo với việc cấm dạy thêm ở trường có thu tiền, Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT cần sớm có hướng dẫn để các trường thực hiện, vừa không chồng chéo, vừa không tạo thêm gánh nặng khoản phí cho phụ huynh, đặc biệt để học sinh được hưởng sự giáo dục công bằng, hiệu quả.

Sau khi có thông tin học sinh lớp 6-12 sẽ phải học 2 buổi/ngày, nhiều người ủng hộ nhưng cũng không ít người e ngại, tranh cãi cho rằng sẽ phát sinh các loại phí... Ảnh minh họa 

Thầy Lê Đức Lâm, giáo viên THCS ở Ba Vì, Hà Nội cho rằng, nếu bắt buộc dạy 2 buổi/ngày sẽ chồng chéo quy định dạy thêm có thu tiền. "Nếu học ngày 2 buổi ở trường, tất cả học sinh trong lớp sẽ phải theo một chương trình chung, không có thời gian tự học để đạt mục tiêu riêng. Không phải em nào cũng phấn đấu thi vào trường THPT điểm, top đầu, nhiều em chỉ muốn học hết bậc THCS để vào trường nghề, trung tâm giáo dục thường xuyên", thầy nói.

Do đó, nếu tổ chức học 2 buổi/ngày với tất cả học sinh sẽ không đạt hiệu quả, làm tăng học phí và nếu không quản lý chặt ở các trường sẽ lại tiếp diễn các lớp dạy thêm học thêm núp bóng bồi dưỡng kỹ năng, câu chuyện này đã xảy ra trong thực tế ở nhiều nơi.

Đích đến cuối cùng của Chương trình Giáo dục 2018

Trong buổi làm việc mới đây tại TP.HCM, báo Dân trí dẫn lời ông Thái Văn Tài, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Phổ thông, Bộ GD&ĐT thông tin, sắp tới bậc THCS - THPT cũng phải thực hiện dạy 2 buổi/ngày để hướng đến việc phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.

Vụ trưởng Bộ GD&ĐT chia sẻ, đích đến cuối cùng của Chương trình Giáo dục 2018 là năng lực phẩm chất học sinh chứ không dừng lại ở kiến thức.

Vụ trưởng Vụ Giáo dục Phổ thông, Bộ GD&ĐT Thái Văn Tài. Ảnh: Dân trí

Việc dạy kiến thức cho học sinh chỉ là một phần của chương trình, nhiệm vụ của nhà trường phải tạo môi trường để học sinh phát triển được năng lực theo yêu cầu của từng môn học.

Vụ trưởng chia sẻ, Thông tư 29 quy định về dạy thêm học thêm được Bộ GD&ĐT ban hành giúp giảm áp lực học hàn lâm về kiến thức cho học sinh, dành thời gian biến kiến thức thành năng lực và bổ sung các yêu cầu thực tiễn đặt ra nhưng không có trong chương trình Giáo dục Phổ thông 2018. Những nội dung này phải được thể hiện khi tổ chức dạy học 2 buổi/ngày.

Tin nổi bật