Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Thảo luận luật Phòng, chống tham nhũng: “Công khai minh bạch để tự hào về tài sản của mình”

(DS&PL) -

Thảo luận về luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi), nhiều ý kiến bày tỏ cần kiểm soát chặt chẽ tài sản của quan chức, tránh “sân sau” và sợ kê khai tài sản.

Thảo luận về luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi), nhiều ý kiến bày tỏ cần kiểm soát chặt chẽ tài sản của quan chức, tránh “sân sau” và sợ kê khai tài sản.

Một trong những vấn đề được ĐBQH đặc biệt quan tâm là quy định về phạm vi điều chỉnh của luật. Còn nhiều ý kiến khác nhau về nội dung mở rộng phạm vi điều chỉnh ra khu vực ngoài Nhà nước.

ĐBQH Nguyễn Thị Phúc (tỉnh Bình Thuận) đồng tình với phạm vi điều chỉnh đối với khu vực ngoài Nhà nước, vì tình hình tham nhũng khu vực này đang rất phức tạp, ảnh hưởng đến cạnh tranh, môi trường đầu tư của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, ĐBQH băn khoăn về thẩm quyền kiểm soát tài sản thu nhập: Việc kê khai tài sản còn hình thức, kiểm soát còn khó khăn...

Ngược lại, ĐBQH Nguyễn Hữu Thuận (đoàn TP.Hải Phòng) lại có những băn khoăn nhất định đối với việc mở rộng phạm vi sang khu vực ngoài Nhà nước.

ĐBQH Phan Xuân Dũng. Ảnh: Cổng thông tin điện tử Quốc hội

“Trước hết nói về đối tượng, trong tất cả các luật tôi chưa thấy ở đâu mở ra đến khu vực tư. Đối tượng điều chỉnh trước hết là công chức Nhà nước. Còn sang khu vực tư, khi phát hiện ra, người ta gọi là người chịu liên đới trách nhiệm, không chịu điều chỉnh của luật này mà chịu điều chỉnh của luật khác như luật về hình sự, trốn thuế… Mở rộng như hiện nay, tôi thấy là việc khó, nhưng không mở rộng thì thực sự cũng đáng băn khoăn.

Mở rộng ra tức là Thanh tra Nhà nước kiểm soát thu nhập từ Giám đốc Sở trở lên, còn dưới nữa thì các cơ quan, bộ, ngành, các tỉnh. Vậy khu vực tư thì là ai? Ai quản lý, có kê khai không? Do vậy, tôi nhận thấy nếu mở rộng đối tượng này cần phải cân nhắc, có giải pháp để bảo đảm tính chặt chẽ”, ĐBQH Nguyễn Hữu Thuận nói.

ĐBQH Phan Xuân Dũng (tỉnh Ninh Thuận) cho rằng, người dân rất quan tâm đến việc Quốc hội họp và đặc biệt là thảo luận luật Phòng, chống tham nhũng (PCTN) (sửa đổi). Người dân đánh giá cao việc Thường vụ Quốc hội và các cơ quan Quốc hội làm rất cẩn thận. Luật này chưa vào cuộc sống nhưng cũng đã có tác dụng ngăn ngừa phần nào tình trạng tham nhũng.

“PCTN là việc khó, có lẽ, để tư tưởng chuyển từ việc sợ công khai tài sản sang công khai tài sản là tự hào, thì đó là thắng lớn. Ai đó giàu hơn mình thì phải mừng cho họ và ai nhiều tiền phải tự hào vì đó là những đồng tiền sạch. Cần chuyển từ tư tưởng phải kiểm tra sang tư tưởng mong được kiểm tra, được minh bạch”, ĐBQH Phan Xuân Dũng nói.

Cũng theo vị ĐBQH đoàn Hà Tĩnh, tài sản trong dân rất nhiều, theo như các chuyên gia nước ngoài đánh giá tiền trong dân có khoảng 600 tỷ đô la. “Công khai minh bạch để ai cũng tự hào về tài sản của mình”, ông Dũng nêu ý kiến.

Cũng theo ĐBQH Phan Xuân Dũng, để minh bạch tài sản của cán bộ, không hồi tố, công nhận tài sản là chính đáng và từ thời điểm công nhận đó, việc thu nhập như nào phải công khai, minh bạch từng đồng. Cũng cần nhanh chóng mỗi một người có 1 mã định danh và kiểm soát tài sản, tài chính bằng cách không dùng tiền mặt. Ví dụ mua 1 nhà, 2 nhà đến 10 nhà cũng được nhưng phải chứng minh tiền ở đâu ra. 

Dương Thu

 Theo Người đưa tin

Tin nổi bật