Theo thông tin được đăng tải, Chen Bin (32 tuổi, ở Trung Quốc) hiện đang làm việc tại một công ty thiết kế. Vốn là người có trách nhiệm trong công việc, anh thường xuyên thức khuya để chỉnh sửa bản thảo.
Chen được chẩn đoán mắc viêm gan trong một lần khám sức khỏe định kỳ. Thấy bạn bè nói tập thể dục có lợi, nam thanh niên kiên trì chạy bộ mỗi ngày. Cách đây 6 tháng, Chen thỉnh thoảng cảm thấy đau bụng, cân nặng cũng giảm mạnh nhưng anh không nghĩ nhiều, chỉ cho rằng là do việc tập luyện và thay đổi chế độ ăn hàng ngày.
Hai tháng trước, Chen bất ngờ bị đau bụng dữ dội khi đang chạy bộ, không lâu sau thì nôn ra máu rồi ngã xuống đất bất tỉnh, được người đu đường đưa vào bệnh viện. Sau khi kiểm tra cẩn thận, bác sĩ chẩn đoán anh mắc ung thư gan giai đoạn cuối.
Trải qua 2 tháng hóa trị, tình trạng sức khỏe của Chen ngày càng xấu, cuối cùng anh ra đi trong sự bàng hoàng và tiếc nuối của người thân. Theo bác sĩ, Chen chú ý đến chế độ ăn uống và kiên trì tập luyện là việc tốt nhưng thói quen sau buổi tập của anh đã khiến sức khỏe diễn biến xấu.
Hóa ra, Chen thích uống 3 – 4 lon bia dứa sau khi tập luyện vì cho rằng loại bia này là thức uống giải khát, không gây hại. Trên thực tế, bia dứa có hương vị khá giống các loại đồ uống giải khát nhưng vẫn là đồ uống chứa cồn.
Khi vào cơ thể, 90% đồ uống có cồn được chuyển hóa ở gan. Uống lượng lớn đồ chứa cồn hoặc uống thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến chức năng chuyển hóa và giải độc của gan.
Đặc biệt, acetaldehyde sinh ra từ quá trình chuyển hóa rượu có độc tính cao, gây tổn thương và phá hủy mô tế bào gan. Acetaldehyde có khả năng phát triển thành xơ gan, thậm chí dẫn đến ung thư gan. Chen vốn có vấn đề về gan nhưng lại thường xuyên uống đồ uống có cồn.
Nam thanh niên thường uống 3 - 4 lon bia dứa sau mỗi lần tập luyện. Ảnh minh họa
Nhân trường hợp của Chen, bác sĩ nhấn mạnh ngoài đồ uống chứa cồn, còn nhiều loại nước khác như trà sữa, đồ uống có ga, nước xương ninh lâu… không tốt cho gan. Do đó, dù các loại nước này thơm ngon, bạn vẫn nên hạn chế sử dụng để bảo vệ sức khỏe. Ngoài ra, bạn cũng tránh ăn các loại thực phẩm dưới đây:
Thực phẩm bị mốc
Chất aflatoxin trong thức ăn bị mốc có thể gây ung thư gan, thời gian phát bệnh rất nhanh, chỉ trong vòng 24 tuần. Bạn cần bảo quản thức ăn cẩn thận, nếu thấy mốc thì nên bỏ ngay, nhất là các thức phẩm như đậu nành, khoai lang, lạc, dầu đậu phộng.
Thực phẩm chứa lượng muối cao
Các triệu chứng của ung thư gan thêm trầm trọng hơn nếu bạn ăn nhiều thực phẩm có hàm lượng muối cao. Dưa cà muối chua không chỉ mặn mà còn chứa một lượng nitrosamine cao được chứng minh gây ung thư gan. Vì thế, bạn nên chế biến món ăn nhạt, không ăn hoặc hạn chế ăn đồ muối chua.
Dầu, mỡ biến chất
Dầu mỡ để lâu sinh ra chất hóa học MDA, có thể tạo ra polymer phản ứng với protein và DNA trong cơ thể, gây đột biến cấu trúc protein, làm cho tế bào đột biến thành tế bào ung thư. Theo các chuyên gia, bạn không nên lưu trữ dầu thực vật, mỡ động vật quá lâu, đặc biệt không sử dụng dầu mỡ chiên đi chiên lại nhiều lần.
Đồ ăn giàu protein
Các loại thực phẩm quá giàu protein đều không có lợi cho gan, gây tích tụ các chất thải độc hại ở gan nói riêng và cơ thể nói chung. Với một số thực phẩm giàu protein như trứng, cá, thịt, sữa…, người bệnh nên sử dụng với mức độ vừa phải.
Nếu lo lắng về việc người bệnh thiếu protein, bạn có thể thay thế những thực phẩm trên bằng các loại đậu để đảm bảo dinh dưỡng với lượng protein vừa phải cũng tốt cho sức khỏe.
Gan đóng vai trò chuyển hóa, đào thải chất độc và lưu giữ dinh dưỡng nên vô cùng quan trọng với cơ thể. Bạn nên duy trì các thói quen có lợi cho gan như đi ngủ trước 23h, đảm bảo thời gian ngủ tối thiểu 7 giờ mỗi ngày, hàng ngày bổ sung ít nhất 1,5 lít nước để có lợi cho quá trình thải độc gan, tăng cường rau xanh và trái cây.
Đinh Kim (T/h)