Theo thông tin được đăng tải, con gái 10 tuổi của chị Lý vốn là một cô bé xinh xắn và hoạt bát. Sau 2 tuần cảm thấy chán ăn, sụt cân và không muốn hoạt động vì thấy mệt trong người, cô bé được gia đình đưa đến bệnh viện thăm khám.
Qua kiểm tra và làm các xét nghiệm cần thiết, các bác sĩ kết luận bé gái bị ung thư gan giai đoạn cuối. Đáng chú ý, tế bào ung thư đã di căn, không thể phẫu thuật vì quá muộn. Thông tin này khiến chị Lý bàng hoàng vì con gái luôn rất khỏe mạnh. Hơn nữa, gia đình chị không có tiền sử mắc bệnh ung thư, chị cũng luôn chú ý đến chế độ ăn uống và bổ sung vitamin cho con.
Lúc này, bác sĩ hỏi chị Lý về món ăn yêu thích của bé gái 10 tuổi thì phát hiện từ nhỏ cô bé đã thường xuyên được mẹ cho ăn khoai tây chiên. Bé gái đặc biệt thích khoai lắc phô mai và khoai chiên cùng bơ tỏi. Khi con đến trường, chị Lý cũng thường mua snack khoai tây để cô bé ăn vặt vào giờ ra chơi.
Bé gái mới 10 tuổi đã bị ung thư gan giai đoạn cuối. Ảnh minh họa
Bác sĩ cho biết việc ăn quá nhiều khoai tây chiên, gồm cả khoai tây que, khoai tây thái lát hay các loại snack đều làm tăng nguy cơ mắc ung thư vì trong món này chứa 2 chất gây ung thư nguy hiểm là benzopyrene và acrylamide.
Acrylamide là 1 hóa chất được tạo ra khi thực phẩm giàu tinh bột như khoai tây, được chiên hoặc nướng ở nhiệt độ cao. Trong khi đó, benzopyrene được sản sinh ra do đun nóng dầu thực vật trên 270 độ C. Ngoài ra, quá trình chiên rán còn sản sinh ra polycyclic aromatic hydrocarbons (PAHs) và heterocyclic amines (HCAs), dẫn đến ung thư dạ dày, ung thư gan, ung thư trực tràng.
Thói quen ăn quá nhiều khoai tây chiên còn gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, huyết áp, tiểu đường, béo phì và nhiều bệnh nguy hiểm khác. Nguyên nhân là do món ăn này nhiều dầu mỡ, nhiều muối, chất béo bão hòa và cholesterol.
Nghe lời giải thích của bác sĩ, chị Lý vừa đau đớn vừa khóc nghẹn hối hận, không ngờ hành động chiều con của mình lại khiến cô bé mắc căn bệnh ung thư gan giai đoạn cuối.
Theo các bác sĩ, bạn nên tập thể dục thường xuyên, khoảng 30 phút mỗi ngày để lá gan thêm khỏe mạnh và kéo dài tuổi thọ. Việc tập thể dục thường xuyên có thể tăng tốc độ trao đổi chất và giúp cơ thể giải độc, từ đó giảm gánh nặng giải độc cho gan.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần chú ý đến chế độ ăn uống. Ngoài khoai tây chiên, bạn nên hạn chế sử dụng các thực phẩm có hại cho gan như thức ăn nhanh, rượu, thực phẩm quá nhiều dầu mỡ, dưa muối, thực phẩm bị mốc, chất ngọt nhân tạo, đồ ăn chế biến bằng phương pháp nướng, rau để qua đêm, các loại hạt có vị đắng, trái cây hỏng…
Một số thực phẩm nên bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày để bảo vệ lá gan
- Atisô: Loại thực phẩm này giúp tăng sản xuất mật, từ đó làm sạch các độc tố trong cơ thể qua gan.
- Tỏi và hành tây: Hai thực phẩm này chứa chất kháng viêm, giảm mỡ thừa nên có thể làm giảm lượng cholesterol trong cơ thể, giúp đào thải độc tố, thúc đẩy chức năng gan hoạt động tốt.
- Táo: Loại quả này chứa pectin, một hợp chất có thể giúp loại trừ kim loại nặng như thủy ngân ra khỏi cơ thể, giảm nhiệm vụ đào thải độc tố cho gan.
- Củ cải đường: Thực phẩm này chứa các chất anthocyanidin - chất chống oxy hóa nên có tác dụng chống lại các khối u, hạn chế tác hại của các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo và giảm tình trạng viêm trong gan.
Một số dấu hiệu của ung thư gan mà bạn nên chú ý để sớm phát hiện và điều trị kịp thời
- Đau vùng bụng bên phải
- Chảy máu răng bất thường
- Bỗng bị nám da, mắt thâm quầng như gấu trúc
- Da và mắt có màu vàng
- Mệt mỏi, sụt cân, chán ăn không rõ lý do
- Đi ngoài phân trắng/ bạc màu
- Sốt cao không rõ lý do.
Đinh Kim (T/h)