Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tăng vốn cho 4 ngân hàng quốc doanh: Chính phủ báo cáo gì?

(DS&PL) -

Theo Chính phủ, phương án tăng vốn cho các khối ngân hàng thương mại Nhà nước chưa được phê duyệt ảnh hưởng tới dư địa tăng trưởng.

Chính phủ vừa báo cáo Quốc hội về hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn Nhà nước tại doanh nghiệp trong phạm vi toàn quốc năm 2020, trong đó có đề cập đến tình hình tài chính và hoạt động của khối ngân hàng mại Nhà nước.

Hiện, phương án tăng vốn của một số ngân hàng cổ phần nhà nước chưa được phê duyệt. Ảnh minh họa

Theo báo cáo này, vấn đề nâng cao năng lực tài chính là vấn đề trọng tâm lớn của các khối ngân hàng thương mại Nhà nước.

Hiện tại phương án tăng vốn của các ngân hàng chưa được phê duyệt đã ảnh hưởng tới dư địa tăng trưởng của các ngân hàng cũng như áp lực chi phí vốn do thực hiện các biện pháp bù đắp nhu cầu năng lực tài chính như phát hành trái phiếu thứ cấp, tăng nguồn tiền gửi trung hạn.

Với thực trạng tài chính như hiện tại và nhu cầu vốn tự có để đáp ứng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo quy định, nhu cầu tăng vốn điều lệ của các ngân hàng thương mại Nhà nước theo Chính phủ là rất cấp thiết.

"Đặc biệt, trong thời gian tới khi các ngân hàng thực hiện áp dụng chuẩn Basel II theo thông tư 41/2016 và đáp ứng tiêu chuẩn của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế nhằm giữ mức xếp hạng tín nhiệm hiện tại", báo cáo của Chính phủ cho biết.

Tính đến cuối tháng 7/2021, vốn điều lệ của 4 ngân hàng thương mại nhà nước bao gồm Agribank, Vietcombank, VietinBank, BIDV đạt 159,6 nghìn tỉ đồng; tổng tài sản đạt 6.052,6 nghìn tỷ đồng; huy động vốn thị trường 1 đạt 5.073,4 nghìn tỷ đồng; dư nợ cho vay thị trường 1 đạt 4.481 nghìn tỷ đồng.

Để nâng cao năng lực tài chính, hiện nay 4 ngân hàng trên đã và đang thực hiện tăng vốn điều lệ.

Cụ thể, Agribank đã được bộ Tài chính cấp bổ sung 3.500 tỷ đồng vốn điều lệ theo quyết định 107 của Thủ tướng Chính phủ ngày 22/1/2021.

VietinBank đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và thực hiện tăng vốn điều lệ từ nguồn lợi nhuận để lại.

Hiện Ngân hàng Nhà nước đang trình Thủ tướng Chính phủ về việc đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại Vietcombank thông qua việc phát hành cổ phiếu để chi trả cổ tức từ lợi nhuận sau thuế.

Ngân hàng Nhà nước cũng đã lấy ý kiến bộ Tài chính đối với dự thảo tờ trình Thủ tướng Chính phủ về việc đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại BIDV thông qua chi trả cổ tức bằng cổ phiếu từ nguồn lợi nhuận còn lại lũy kế đến năm 2020.

Bạch Hiền (t/h)

Tin nổi bật