Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tam Quốc: Ba mãnh tướng của Lưu Biểu, một theo Tôn, một quy Tào, người còn lại vang danh thiên hạ

(DS&PL) -

Lưu Biểu có 3 vị đại mãnh tướng sau đều lần lượt đi theo và trở thành trụ cột trong quân đội của Tôn Quyên, Tào Tháo và Lưu Bị.

Lưu Biểu có 3 vị đại mãnh tướng sau đều lần lượt đi theo và trở thành trụ cột trong quân đội của Tôn Quyên, Tào Tháo và Lưu Bị.

Lưu Biểu

Lưu Biểu tự Cảnh Thăng, là dòng dõi Lỗ Cung vương Lưu Dư nhà Hán.

Trong sử sách ghi lại, sau khi ổn định Kinh Châu, Lưu Biểu không có ý định mở rộng ra ngoài để tranh hùng với các sứ quân trung nguyên nữa, mà chuyên tâm vào việc phát triển dân sinh. Vì vậy Kinh Châu là một trong những vùng yên bình nhất thời Tam Quốc loạn thế, nhiều người đã lựa chọn đến đây sinh sống và ẩn náu, trong đó có cả Gia Cát Lượng.

Tuy nhiên hòa bình vẫn cần có quân đội để duy trì và Lưu Biểu có 3 đại mãnh tướng đảm nhận trọng trách đó. Sau khi chính quyền Lưu Biểu sụp đổ, Tôn Quyền, Lưu Bị và Tào Tháo mỗi bên đều sở hữu một người trong số họ.

Cam Ninh

Cam Ninh

Tôn Quyền từng nói: "Mạnh Đức có Trương Liêu, ta có Cam Hưng Bá".

Cam Ninh tự Hưng Bá, thời niên thiếu ông đã tụ tập một toán thanh niên địa phương, tự mình làm thủ lĩnh, nổi tiếng hành hiệp trượng nghĩa, thích giao du trong thiên hạ. Các quan sở tại nếu tiếp đón ông chu đá thì ông rất sẵn lòng giúp đỡ họ, ngược lại Can Ninh sẽ cho thủ hạ cướp bóc, thậm chí là giết cả quan lại.

Đến độ trung niên, Cam Ninh đột nhiên lao vào đọc sách, rồi muốn làm đại sự, vì thế mà đầu tiên ông làm thủ hạ của Lưu Chương, sau đi theo phục vụ cho Lưu Biểu. Đến năm 208, Cam Ninh đến với Tôn Quyền, bắt đầu xây công lập nghiệp.

Tài năng của mãnh tướng Cam Ninh cũng bắt đầu được phát huy khi ở Đông Ngô. Năm 213, Tào Tháo dẫn 40 vạn quân bộ tiến đánh ải Nhu Tu, khí thế ầm ầm. Tôn Quyền lệnh Cam Ninh dẫn theo 3000 quân nhân lúc quân Tào mới đến thì cướp trại để làm suy giảm nhuệ khí của địch.

Cam Ninh từ chối mà tự mình chỉ chọn ra 100 tinh binh, chờ đến canh hai lặng lẽ kéo đến doanh trại quân Tào rồi lao vào chém giết. Quân Tào hoảng loạn, Cam Ninh náo loạn một trận rồi ra về với 100 quân nguyên vẹn.

Một lần khác vào năm 215, khi Lỗ Túc trấn thủ Ích Dương, Quan Vũ dẫn theo 5000 tinh binh chuẩn bị vượt sông giữa đêm, tin tức khiến Ngô doanh hoảng sợ. Tuy nhiên đến khi Cam Ninh dẫn theo hơn 1000 quân bất ngờ xuất hiện, đã khiến Quan Vũ lo sợ mà hủy bỏ kế hoạch vượt sông.

Có thể nói Cam Ninh là vị tướng đầy bản lĩnh. Trong Tam Quốc Chí của Trần Thọ, Cam Ninh được liệt vào hàng "Giang Đông chi hổ". Tuy nhiên bản tính của Cam Ninh hung dữ, nhiều lần vi phạm phép tắc, kháng mệnh lệnh, khiến Tôn Quyền không ít lần muốn trị tội, nhưng Lã Mông từng khuyên rằng: "Thiên hạ chưa định, đấu tướng như Ninh khó tìm, nên nhẫn nhịn".

Văn Sính

Văn Sính

Văn Sính vốn là đại tướng của Lưu Biểu, sau khi Lưu Biểu mất, con là Lưu Tông sau khi kế vị đã hàng Tào.

Ban đầu Văn Sính không cùng các quan viên khác đến gặp Tào Tháo, phải đến khi Tào Tháo cho mời riêng và hỏi nguyên nhân, Văn Sính nói rằng bản thân không thể bảo vệ vùng đất của mình, lòng thấy xấu hổ không muốn gặp người khác. Tào Tháo bị thuyết phục bởi lòng trung nghĩa của Sính, từ đó trọng dụng, trao cho binh quyền và vẫn để ông tiếp tục trấn thủ Giang Hạ.

Quan Vũ là một danh tướng đương thời, chiến tích lẫy lừng, uy trấn Hoa Hạ, nhưng không ít lần phải nhận thất bại trước Văn Sính.

Văn Sính từng đánh Quan Vũ ở trận Tầm Khẩu, lập được công lao, được phong làm Diên Thọ đình hầu và chức Thảo nghịch tướng quân. Sau đó tại Hán Tân, Văn Sinh chiếm được quân lương của Quan Vũ. Chưa hết, ông còn từng đốt hết chiến thuyền của quân Thục ở Kinh Châu, giáng một đòn đau cảnh cáo sự kiêu ngạo của Quan Vũ.

Năm 226, Tôn Quyền thân chinh đưa 5 vạn quân đến vây Văn Sính ở Thạch Dương. Văn Sính kiên quyết cố thủ. Tôn Quyền đóng giữ hơn hai mươi ngày không có kết quả, ngược lại còn hao binh tổn tướng, buộc phải lui về. Văn Sính thấy vậy, mở thành mang quân truy kích đánh tan quân Ngô.

Khi Đông Ngô công đánh Giang Hạ, triều đình nhà Ngụy vô cùng lo lắng, nhưng Tào Minh Đế Tào Duệ lại rất ung dung và từng nói rằng: "Tôn Quyền ắt không thể ở lại lâu", điều này cho thấy Văn Sính đến đời Tào Duệ cũng rất được tín nhiệm.

Hoàng Trung

Hoàng Trung

Có lẽ danh tướng Hoàng Trung đều rất quen thuộc với người hâm mộ Tam Quốc. Ông là một lão tướng và được liệt vào hàng Ngũ hổ tướng trong quân đội của Lưu Bị.

Năm 192, Lưu Biểu đảm nhận chức Kinh Châu mục, Hoàng Trung được Lưu Biêu bổ nhiệm làm Trung lang tướng. Sau đại chiến Xích Bích, Lưu Bị thừa cơ "mượn" Kinh Châu, dẫn Triệu Vân nam chinh, chiếm 4 quận Trường Sa, Hoàng Trung đầu hàng và đi theo Lưu Bị.

Thời gian phục vụ cho nhà Thục, Hoàng Trung lập được rất nhiều chiến công, trong đó có hai dấu ấn lớn nhất.

Đầu tiên là góp công vào chiến dịch Tây Xuyên. Trong "Tam Quốc Chi - Hoàng Trung truyện" ghi chép rằng: "Nhận lệnh tại Hà Manh, Hoàng Trung quay lại tấn công Lưu Chương, xung phong dẫn đầu, dũng cảm, cương nghị".

Thứ hai là Hoàng Trung chém Hạ Hầu Uyên tại Định Quân Sơn. Năm 217 sau khi đại chiến Hán Trung bùng nổ, Thục - Ngụy thế trận giằng co gần 2 năm. Đến năm 219, mưu kế của Pháp Chính đã phá vỡ thế bế tắc của trận chiến, mà khởi điểm chính là việc Hoàng Trung chém Hạ Hầu Uyên, công phá đại bản doanh quân Tào ở Định Quân Sơn, mở ra cánh cửa giúp Lưu Bị giành được chiến thắng tại Hán Trung.

Sau trận chiến đó, Hoàng Trung được Lưu Bị phong là Chinh Tây tướng quân, bổ nhiệm làm Hậu tướng quân, ngang hàng với những Quan Vũ, Trương Phi, Mã Siêu và đứng trên Triệu Vân (Dực tướng quân) một bậc.

Hoa Vũ (Theo Sohu)

Tin nổi bật