Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tam Quốc: 4 lý do khiến Lưu Bị không chạy về kinh đô sau khi đại bại tại Di Lăng

(DS&PL) -

Sau khi xưng đế, Lưu Bị đã phát động chiến tranh Thục - Ngô nhưng đại bại, phải tháo chạy về thành Bạch Đế và qua đời tại đây sau đó không lâu.

Sau khi xưng đế, Lưu Bị đã phát động chiến tranh Thục - Ngô nhưng đại bại, phải tháo chạy về thành Bạch Đế và qua đời tại đây sau đó không lâu.

Ba anh em Lưu Bị - Quan Vũ - Trương Phi.

Lưu Bị chắc chắn là một trong ba vị hùng chủ nổi tiếng nhất vào thời Tam Quốc loạn thế. Trong tiểu thuyết Tam Quốc Diễn Nghĩa, sự nghiệp của Lưu Bị có thể nói bắt đầu từ sự tích "Kết nghĩa đào viên", cùng với 2 hiền đệ Quan Vũ và Trương Phi kết nghĩa kim lan, trở thành "tam anh" luôn kề vai sát cánh, vào sinh ra tử, được người người ca tụng.

Thế nhưng sự kết thúc của Lưu có thể nói cũng bắt đầu từ chính những người anh em kết nghĩa của mình, khi ông thất bại trong cuộc chiến phạt Ngô với mục đích báo thù Tôn Quyền sau biến cố Kinh Châu cùng cái chết của lão nhị Quan Vũ.

Cụ thể, năm 221, Lưu Bị đích thân dẫn 70 vạn đại quân tiến về Giang Đông. Lục Tốn xuất quân xung đột với quân Thục một trận nhỏ. Quân Ngô phá tan 5 dinh quân của Lưu Bị, giết được 5 viên tướng Thục. Tuy nhiên đây chỉ là thắng lợi nhỏ, Lục Tốn mang quân đóng ở Di Lăng. Lục Tốn thận trọng giữ thế phòng ngự, chờ thời.

Quả nhiên, Lưu Bị do không thạo binh pháp, phạm vào điều tối kỵ của nhà binh, đóng quân trong rừng, để rồi 70 vạn đại quân nhà Thục gần như bị Lục Tốn thiêu sạch. Lưu Bị sau đó cùng tàn quân phải chạy về thành Bạch Đế, ông cũng qua đời tại đây sau đó không lâu.

Lưu Bị với 70 vạn đại quân thua tan tác trước kế sách "thiên hỏa" của Lục Tốn tại trận Di Lăng.

Vậy tại sao Lưu Bị lại rút về thành Bạch Đế mà không phải chạy về kinh đô ở Thành Đô?

Thứ nhất, trong thế bị quân Đông Ngô thừa thắng truy kích, khi chạy về thành Bạch Đế, trong tay Lưu Bị sẽ có thêm 2 vạn binh sĩ, thêm Triệu Vân dẫn theo viện binh đến tiếp ứng, sẽ khiến Lục Tốn thấy khó mà phải bỏ cuộc.

Thứ hai là thể chất của Lưu Bị không còn đảm bảo. Năm đó Lưu Bị tuổi cũng đã khá cao, suốt dọc đường trốn chạy chịu bao sương gió khổ cực, vì thế việc sức khỏe gặp vấn đề là chuyện rất bình thường. Bởi sau khi về thành Bạch Đế, Lưu Bị cũng bắt đầu lâm bệnh và qua đời sau đó không lâu.

Thứ ba, khi Lưu Bị đưa ra quyết định phát động chiến tranh Thục - Ngô, nhiều đại thần trong triều đã đứng ra khuyên can. Gia Cát Lượng và Triệu Vân đều cho rằng kẻ thù của nhà Thục Hán là họ Tào chứ không phải họ Ngô, nên dốc lực tiêu diệt Tào Ngụy trước để phục hưng Hán Thất.

Ngay cả khi tướng Hoàng Quyền khuyên Lưu Bị nếu có đánh thì cũng không nên thân chinh mà Hoàng Quyền nguyện thay ông lãnh trách nhiệm, nhưng Lưu Bị cũng không chịu.

Trước thái độ tức giận và kiên quyết của Lưu Bị, bá quan không ai dám can gián nữa. Có lẽ chính vì vậy, mà khi dẫn theo gần như toàn bộ lực lường nhà Thục đi phạt Ngô thất bại, Lưu Bị có thể đã cảm thấy không còn mặt mũi nào để đối diện với bá quan trong triều nên đã lựa chọn chạy về cố thủ ở thành Bạch Đế.

Lý do cuối cùng là có thể Lưu Bị vẫn chưa hoàn toàn từ bỏ quyết tâm đánh Đông Ngô. Cũng giống như lý do thứ ba, suy cho cùng Lưu Bị là một Hoàng Đế, trước khi xuất trận đã thề sẽ tiêu diệt Tôn Quyền, nhưng lại bị đánh cho tan tác, thế nên muốn trở về Bạch Đế để nghỉ ngơi ổn định lại quân đội, chuẩn bị cho đợt phạt Ngô thứ 2. Chỉ tiếc là ông đã qua đời trong năm thứ 2 tại đây.

Hoa Vũ (Theo Sohu)

Tin nổi bật