Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tạm giữ người nước ngoài dùng hộ chiếu giả, rút gần 700 triệu đồng

(DS&PL) -

Một người nước ngoài bị cáo buộc dùng hộ chiếu giả đến ngân hàng làm thủ tục rút gần 700 triệu đồng trong tài khoản.

Một người nước ngoài bị cáo buộc dùng hộ chiếu giả đến ngân hàng làm thủ tục rút gần 700 triệu đồng trong tài khoản.

The thông tin được đăng tải trên báo Vietnamnet, Công an TP.HCM đang phối hợp cùng Công an Q.1 để điều tra, làm rõ 1 người nước ngoài dùng hộ chiếu giả đến ngân hàng rút tiền.
Nghi can bị điều tra là Albert Oshdi Akinga (SN 1976, quốc tịch Congo, lưu trú tại 1 khách sạn ở đường Phạm Ngũ Lão, Q.1).

Theo thông tin ban đầu, chiều 9/6, Albert Oshdi Akinga dùng hộ chiếu, giấy tờ cá nhân mang tên Robinson Wayne Normam (40 tuổi, quốc tịch Nam Phi) đến ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VP Bank) - chi nhánh TP.HCM, trên đường Hàm Nghi (Q.1) để làm thủ tục rút hơn 666 triệu đồng trong tài khoản.

Lúc làm thủ tục, nhân viên ngân hàng phát hiện người rút tiền sử dụng hộ chiếu giả nên yêu cầu bảo vệ giữ chân người khách, đồng thời báo công an.

Theo báo Sài Gòn giải phóng, nhận tin báo, Công an quận 1 phối hợp cùng các đơn vị nghiệp vụ Công an TPHCM có mặt tiến hành mời ông Albert Oshdi Akinga cùng các giấy tờ liên quan về trụ sở để làm việc.
Hiện công an đang tiến hành tạm giữ Albert Oshdi Akinga để tiến hành điều tra mở rộng vụ việc.

Điều 139. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009):

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ  sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Tái phạm nguy hiểm;

d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

g) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một  trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây,  thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được trích từ nguồn trên mạng Internet, nên chỉ mang tính tham khảo

(Tổng hợp)

Tin nổi bật