Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Sức khỏe “kêu cứu” nếu bạn mắc 7 sai lầm này khi uống sữa

  • Đinh Kim
(DS&PL) -

Nếu đang mắc những sai lầm này khi uống sữa thì bạn nên bỏ ngay để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.

Uống sữa với trái cây

Sữa và các sản phẩm liên quan, nhất là sữa chua thường được kết hợp cùng nhiều loại trái cây như dâu, chanh, cam, xoài... Tuy nhiên, sữa đặc tính lạnh, còn trái cây có đặc tính trái ngược là nhiệt.

Khi hệ thống tiêu hóa hoạt động, rất dễ tạo ra các phản ứng khiến sữa kết tủa, gây mất cân bằng trong hệ vi sinh đường ruột, dẫn đến đau bụng, cảm lạnh, dị ứng, tiêu chảy. Nếu vẫn muốn kết hợp 2 thực phẩm này, bạn nên chọn chuối, táo, bơ, đào, lê, đu đủ.

Lưu ý, không nên ăn cam trong vòng 1 tiếng trước hoặc sau khi uống sữa. Protein trong sữa kết hợp với axit trong cam làm giảm mức độ hấp thu sữa bò, quá trình tiêu hóa cũng bị chậm lại, gây ra tình trạng đầy bụng, khó tiêu, thậm chí tiêu chảy.

Sữa cũng không thích hợp dùng chung với các loại trái cây có tính axit khác như quýt, chanh, bưởi, dứa... hay uống cùng nước ép trái cây, đồ uống có tính axit.

Uống sữa với thực phẩm giàu protein

Sữa vốn là thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng rất cao, thịt và cá cũng chứa nhiều protein. Kết hợp các thực phẩm này với nhau sẽ khiến hệ thống tiêu hóa quá tải. Đặc biệt, những người có hệ tiêu hóa kém dễ bị đau bụng, khó tiêu, dị ứng...

Bạn không nên kết hợp sữa với thực phẩm giàu protein như thịt, cá. Ảnh minh họa

Đun sôi sữa

Hành động này vô tình khiến sữa xuống cấp, có thể chuyển màu, có vị chua, thậm chí gây ung thư. Protein trong sữa chuyển trạng thái dưới tác dụng của nhiệt độ cao, giá trị dinh dưỡng sẽ giảm đi.

Nếu muốn uống sữa ấm, bạn có thể để sữa trong túi rồi chần qua nước nóng. Nếu muốn uống nóng hơn, chỉ nên đun đến nhiệt độ 60-80 độ C. Lưu ý, không đợi đến khi sôi, nhớ khuấy đều trong lúc đun.

Đối với trường hợp sữa được làm lạnh, sử dụng cho trẻ nhỏ, có thể làm nóng khoảng 50 độ C trong 6 phút hoặc 70 độ C trong 3 phút. Bạn nên đợi đến khi sữa nguội mới thêm đường vì ở nhiệt độ cao, sự kết hợp này tạo ra chất độc không tốt cho sức khỏe.

Uống quá nhiều sữa

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bạn chỉ nên uống khoảng 600ml sữa mỗi ngày (tương đương 300g sản phẩm sữa) để tránh mất cân bằng dinh dưỡng. Uống quá nhiều sữa sẽ làm tăng đào thải canxi qua nước tiểu, dẫn đến mất canxi.

Uống sữa khi đói

Sữa chứa nhiều vitamin và khoáng chất nhưng cũng chứa nhiều hoạt chất khiến cơ thể mệt mỏi, trấn an tinh thần. Vì thế, nếu uống sữa lúc đói sẽ dẫn đến tình trạng mệt mỏi và buồn ngủ. Thêm vào đó, dạ dày bạn co bóp mạnh khi đói, sữa sẽ bị đẩy xuống ruột do chưa tiêu hóa hết gây rối loạn tiêu hóa.

Một số người cảm thấy đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy sau khi uống sữa vào lúc đói. Đây là nhóm người có khả năng dung nạp đường sữa kém, cần ăn uống đầy đủ trước khi uống sữa.

Uống sữa với thuốc

Các chất dinh dưỡng như protein và canxi trong sữa có thể kết hợp với một số ion kim loại trong thuốc, tác động tới việc giải phóng tác dụng của thuốc và gây ngộ độc.

Sữa dễ dàng để tạo một màng mỏng trên bề mặt của thuốc. Vì vậy, canxi, magiê và các chất khoáng khác trong sữa sẽ có phản ứng hóa học với thuốc, tạo nên chất không hòa tan trong nước, khiến hiệu quả của thuốc bị ảnh hưởng.

Để tránh vấn đề nói trên, bạn không nên uống sữa trong vòng 1 tiếng trước khi hoặc sau khi dùng thuốc.

Uống sữa sau khi ăn hải sản

Hải sản có mùi tanh trong khi sữa có vị ngọt. Nếu bạn uống sữa sau khi ăn hải sản thì sẽ thấy khó chịu, rất dễ bị buồn nôn và mất đi cảm giác ngon miệng. Trường hợp nặng có thể gây rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy. Bên cạnh đó, cả 2 thực phẩm này đều chứa nhiều canxi, nếu sử dụng cùng một lúc thì khó hấp thụ, dễ gây sỏi thận.

Đinh Kim (T/h)

Tin nổi bật