Chuyên gia dinh dưỡng sẽ giải đáp thắc mắc của nhiều người về việc liệu có bị bệnh sỏi thận hay không nếu uống bia khi ăn hải sản.
Hầu hết mọi người đều thích uống bia khi ăn kèm với hải sản. Không chỉ là đàn ông mà phụ nữ cũng thích ăn theo cách này. Tuy nhiên, gần đây có nhiều lời đồn cho rằng uống bia khi ăn hải sản sẽ bị mắc bệnh sỏi thận.
Ăn hải sản và uống bia có thể gây ra bệnh sỏi thận? |
Nhiều người không thể tin được vì họ vẫn luôn ăn như vậy từ lâu mà có làm sao đâu. Dưới đây là phần trả lời kèm giải thích dưới góc độ khoa học của chuyên gia dinh dưỡng Xiong Miao, ở Bắc Kinh (Trung Quốc), để bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Vị chuyên gia cho hay, việc ăn hải sản mà uống bia có thể gây ra sỏi thận có cùng nguyên nhân giống như nguyên tắc gây bệnh gút vậy. Bia rất giàu vitamin B1, B2, B3, B5, B6... là chất xúc tác cho quá trình chuyển hóa đờm thành axit uric. Axit uric kết hợp với các ion canxi để tạo thành sỏi urat ở khớp của những bệnh nhân bị gút.
Sỏi thận cũng có rất nhiều loại như: Sỏi canxi oxalate, sỏi axit uric, sỏi carbonat amoni, sỏi magiê carbonate... và sỏi cystine có liên quan đến gen di truyền.
Uống nhiều trà đặc cũng gây ra sỏi thận. |
Qua sự việc, một số người hỏi thêm rằng: "Liệu việc uống trà đặc có gây sỏi thận không?". Câu trả lời của chuyên gia dinh dưỡng Xiong Miao là: "Có".
Lý do là hàm lượng axit oxalic rất cao trong trà đặc khiến cơ thể người hấp thụ quá nhiều chất này. Nếu nó kết hợp với các ion canxi trong nước tiểu thì rất dễ hình thành sỏi canxi oxalate.
Trong khi đó ăn cải bó xôi cùng đậu phụ lại không gây ra sỏi thận. |
Theo các chuyên gia y tế, để ngăn ngừa bệnh sỏi thận, mọi người nên áp dụng cách ăn uống như sau:
1. Uống đủ nước: Từ 2-3l/ngày
2. Bổ sung thực phẩm giàu canxi
3. Hạn chế ăn muối
4. Ăn ít các thực phẩm chứa nhiều oxalat
5. Hạn chế tiêu thụ đạm động vật
6. Tránh bổ sung thừa vitamin C.
Minh Minh (Theo Sohu)