Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Phẫu thuật lấy hơn 200 viên sỏi thận từ cơ thể người phụ nữ thường xuyên bỏ ăn sáng

(DS&PL) -

Chỉ vì nhịn ăn sáng quá lâu, một phụ nữ 45 tuổi đã suýt mất mạng bởi 200 viên sỏi hình thành trong túi mật và gan.

Chỉ vì nhịn ăn sáng quá lâu, một phụ nữ 45 tuổi đã suýt mất mạng bởi 200 viên sỏi hình thành trong túi mật và gan.

Thông tin trên Xinhuanet cho hay, ngày 15/7/2017, các bác sĩ phẫu thuật ở bệnh viện Guangji, Hạ Châu, Trung Quốc đã lấy ra hơn 200 viên sỏi trong túi mật và gan một phụ nữ tên Chen, 45 tuổi.

Hơn 200 viên sỏi thận được lấy ra từ cơ thể người phụ nữ.

Các bác sĩ đã vô cùng ngạc nhiên khi trong quá trình thăm khám phát hiện ra số lượng sỏi thân lớn đến vậy nằm rong túi mật, gan của bệnh nhân.

Bác sĩ trực tiếp điều trị cho cô Chen cho hay, "Theo lời kể của bệnh nhân, được biết, cô này bắt đầu có triệu chứng đau bụng từ hơn 10 năm trước. Sau khi đến bác sĩ khám bệnh, cô được khuyên nên phẫu thuật vì sợ hãi nên cô đã từ chối. Cho đến tuần trước, khi cơ thể không thể chịu đựng được những cơn đau quằn quại nữa, cô Chen gần như ngất lịm đi và được đưa đi cấp cứu tại bệnh viện Guangj".

Do thường xuyên bỏ ăn sáng nên người phụ nữ 45 tuổi đã suýt mất mạng vì 200 viên sỏi hình thành trong túi mật và gan.

Các bác sĩ cho biết, nguyên nhân khiến cơ thể cô Chen có nhiều sỏi đến như vậy rất có thể do thường xuyên bỏ bữa sáng, thời gian lên tới hơn một thập kỷ. Đặc biệt chế độ ăn của người phụ nữ này vô cùng tệ, cô thường xuyên ăn thức ăn thừa và thời gian ăn uống cũng thất thường.

Theo bác sĩ Xuwei, khi một người không ăn sáng, túi mật của họ sẽ ngừng co lại hoặc phình ra. Điều này khiến mật tích tụ trong túi mật, làm lượng cholesterol và canxi tăng cao.

Ca phẫu thuật của cô Chen kéo dài 6,5 giờ đồng hồ, một số viên sỏi được lấy ra có kích thước to bằng quả trứng.

Ca phẫu thuật kéo dài 6,5 giờ đồng hồ.

Ở Việt Nam, bệnh sỏi thận là một trong những bệnh phổ biến, rất nhiều người mắc phải. Sỏi thận là sự lắng đọng những chất đáng lẽ có thể hòa tan trong nước tiểu, vì một lý do nào đó đã kết tinh, lắng đọng lại và tạo sỏi trong thận. Tùy thời gian, vị trí và độ lắng đọng mà kích thước sỏi lớn nhỏ khác nhau. Nước từ mạch máu ngấm qua tế bào thận, bài tiết nước tiểu qua ống thận vào lòng thận, theo ống bài tiết (niệu quản) xuống bàng quang và thoát ra ngoài.

Sỏi hình thành, di chuyển ở bất cứ vị trí nào trên đường đi của nước tiểu và được gọi là sỏi thận, sỏi niệu quản hay sỏi bàng quang. Tuy nhiên, do cấu tạo của thận có nhiều ngóc ngách, khe kẽ mà độ lắng đọng lớn hơn khiến dễ bị sỏi hơn cả.

Ngoài nhịn ăn sáng thì một số thói quen khác cũng làm gia tăng nguy cơ mắc sỏi thận có thể kể đến như: Thói quen lười uống nước, thói quen ăn mặn và nhịn tiểu quá lâu.

Quá trình hình thành sỏi không có triệu chứng rõ rệt nên bệnh nhân thường không nghĩ mình bị sỏi thận. Chỉ đến khi sỏi gây đau đớn hay đi tiểu ra sỏi mới biết.

Khi thấy những dấu dưới đây, người bệnh nên nhanh chóng đến các cơ sở y ế để được các bác sĩ thăm khám và đưa ra kết luận chính xác nhất.

Đau: Đau dữ dội, đau thường khởi phát từ các điểm niệu quản, lan dọc theo đường đi của niệu quản xuống phía gò mu, cũng có khi đau xuyên cả ra hông, lưng, có khi buồn nôn và nôn. Đau âm ỉ, gặp ở những trường hợp sỏi vừa và thậm chí lớn nhưng nằm ở vị trí bể thận.

Đái máu: Là biến chứng thường gặp của sỏi thận - tiết niệu, nhất là khi sỏi đang di chuyển bên trong niệu quản gây đau kèm đái máu.

Đái buốt, đái rắt, đái mủ: Khi có nhiễm khuẩn tiết niệu, nó tái phát nhiều lần, có thể đái ra sỏi

Sốt: Người bệnh sốt cao, rét run kèm theo triệu chứng đau hông, lưng, đái buốt, đái rắt, đái mủ là dấu hiệu của viêm thận - bể thận cấp.

Các dấu hiệu tắc nghẽn đường niệu: Đái tắc từng lúc hoặc hoàn toàn.

Mỹ An (T/h)

Tin nổi bật