Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Sự cố Viejet Air: Phi công kỳ cựu "phản pháo" Cục Hàng không

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Nói về sự cố bay nhầm của Vietjet Air, Cục trưởng Cục Kàng không cho rằng lỗi trực tiếp là của điều phái viên và của cơ trưởng, nhưng phi công kỳ cựu Nguyễn Thành Trung không nghĩ vậy.

(ĐSPL) - Nói về sự cố bay nhầm của Vietjet Air, Cục trưởng Cục Hàng không cho rằng lỗi trực tiếp là của điều phái viên và của cơ trưởng, nhưng phi công kỳ cựu Nguyễn Thành Trung không nghĩ vậy.

Vào 17h40 ngày 19/6 máy bay A320 mang số đăng ký quốc tịch VN-A692 của Vietjet Air (VJA)  thực hiện chuyến bay VJ 8575 theo chặng bay Hà Nội - Cam Ranh.

Tuy nhiên, toàn bộ hành khách, hành lý và hàng hóa được chuyên chở trên chuyến bay VJ8575 lại có hành trình theo vé Hà Nội đi Đà Lạt.

Nói về sự cố này, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam Lại Xuân Thanh cho rằng lỗi trực tiếp là của điều phái viên và của cơ trưởng, bên cạnh đó còn có lỗi của cơ quan giám sát.

Tuy nhiên, phi công Nguyễn Thành Trung - nguyên Phó Tổng giám đốc Hãng hàng không Vietnam Airlines (VNA), người nhiều năm là cơ trưởng Boeing 777-200, cơ trưởng các chuyên cơ chở nguyên thủ quốc gia, không nghĩ vậy.

Trao đổi với phóng viên Đời sống và Pháp luật, ông Trung cho hay: “Tôi không dám kết luận nguyên nhân dẫn tới việc này ra sao, nhưng theo tôi để xảy ra sự cố này, tổ bay không có lỗi gì cả. Sở dĩ tôi nói như vậy vì khi máy bay hạ cánh, vẫn không ai phát hiện ra sai sót. Nói cách khác, tổ bay vẫn hoạt động bình thường, không có ai nhắc nhở gì cả.

Trong trường hợp các đơn vị ở dưới mặt đất phát hiện đã xếp nhầm khách của Đà Lạt đến Nha Trang hoàn toàn có thể gọi lên để tổ bay xử lý. Tổ bay có thể quay về nơi xuất phát để trả khách hoặc thay đổi đường bay. Nhưng chuyện này đã không xảy ra.

Đó quả là một sai lầm lớn. Hẳn đã có một chỗ nào đó bị hổng, bị sai hoặc bị nhầm lẫn. Đương nhiên tôi đang nói tới yếu tố con người chứ không thể đổ lỗi cho máy móc, hệ thống vì hệ thống nào cũng do con người điều khiển”.

Phi công Nguyễn Thành Trung, nguyên Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines.

Theo ông những cá nhân có liên quan trực tiếp tới việc này thuộc bộ phận nào?

Rõ ràng, một ngày Vietjet Air có bao nhiêu chuyến bay, đi những đâu thì bộ phận kiểm soát phải nắm rõ việc đó để đưa hành khách lên đúng chuyến bay. Người phát lệnh thông báo để hành khách lên máy bay cũng phải nắm rõ lộ trình của chuyến bay đó. Khi không nhận được thông báo mới, cơ trưởng sẽ mặc định bay theo lộ trình đã cài đặt sẵn.

Bộ phận kiểm soát chỉ kiểm tra vé dựa trên thông tin của khách hàng. Sau đó khách hàng sẽ vào phòng chờ. Trước khi hành khách lên máy bay, sẽ có người thông báo mời khách. Chắc có sự nhầm lẫn ở khâu này.

Có khi nào lỗi cũng ở cả phía hành khách?

Không thể. Nếu có 1 – 2 hành khách bị nhầm chuyến bay thì không nói, đằng này hàng trăm hành khách sao có chuyện đó được.

Sự cố này sẽ gây thiệt hại ra sao thưa ông?

Thiệt hại dễ nhận thấy nhất trước hết là uy tín của hãng. Có thể nói như vậy là Vietjet Air làm mất đi uy tín, hình ảnh của mình trong mắt hành khách.

Sau đó mới nói tới thiệt hại về vật chất. Khi đưa nhầm khách tới Cam Ranh, hãng phải có trách nhiệm điều chuyến bay khác hoặc xe ô tô đưa khách trở về Đà Lạt. Như vậy lại tốn thêm tiền. Mặc dù thiệt hại về tài chính không đáng kể, nhưng hình ảnh của Vietjet Air sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn.

Đây có phải là tình huống đặc thù của ngành hàng không không thưa ông?

Đặc thù là cái gì? Nói chung chung như thế tôi không hiểu. Đặc thù ở đây là cái gì phải nói cho rõ.

Điều này thường xảy ra với các hãng hàng không trong nước và trên thế giới?

Ở Việt Nam tôi mới nghe lần đầu. Nếu 1 – 2 hành khách nhầm chuyến bay thì có thể có, nhưng cả đoàn khách bị nhầm như thế thì có lẽ đây là lần đầu.

Trong thông báo lần một gửi tới các cơ quan báo chí, Vietjet Air cho rằng sức gió ở Đà Lạt quá mạnh khiến họ buộc phải hạ cánh ở Cam Ranh. Kịch bản này có thể xảy ra không thưa ông?

Không thể có chuyện đó bởi nếu thế thì cơ trưởng phải báo cáo với hệ thống kiểm soát không lưu. Toàn bộ cuộc đàm thoại có thể nghe lại băng ghi âm là có thể biết có chuyện đó hay không.

Nếu máy bay định hạ cánh ở Cam Ranh thay vì Đà Lạt thì phải thực hiện đúng từng bước một theo quy trình chứ không thể nói suông như thế được.

Nên nhớ không thể giấu nhẹm được chuyện gì nên nếu sai ở đâu, hãng hàng không nên nhận lỗi, đừng có lấp liếm, lấp lửng hay nói loanh quanh.

Đây là hãng máy bay tư nhân nên xử lý trách nhiệm của các cá nhân liên quan như thế nào là phụ thuộc vào lãnh đạo của hãng. Còn sự việc ra sao, Cục hàng không sẽ có kết luận cụ thể.

Theo ông, Vietjet Air nên làm gì vào lúc này?

Ngành nào cũng vậy, việc sai sót có thể xảy ra. Mức thiệt hại có thể lớn, nhỏ khác nhau. Tuy nhiên, có một điều luôn đúng đó là đã sai thì phải nhận lỗi, đừng giải thích loanh quanh. Đó mới là cái văn minh.

Xin cảm ơn ông!

Tin nổi bật