Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Lịch sử hàng không Việt Nam lần đầu "dính" sự cố kiểu Vietjet Air

(DS&PL) -

(ĐSPL) – Đó là khẳng định của Cục trưởng Cục hàng không Việt Nam Lại Xuân Thanh trước sự cố bay nhầm mới đây của hãng hàng không Vietjet Air.

(ĐSPL) – Đó là khẳng định của Cục trưởng Cục hàng không Việt Nam Lại Xuân Thanh trước sự cố bay nhầm mới đây của hãng hàng không Vietjet Air.


Vào 17h40 ngày 19/6 máy bay A320 mang số đăng ký quốc tịch VN-A692 của Vietjet Air (VJA)  thực hiện chuyến bay VJ 8575  theo chặng bay Hà Nội - Cam Ranh.

Tuy nhiên, toàn bộ hành khách, hành lý và hàng hóa được chuyên chở trên chuyến bay VJ8575 lại có hành trình theo vé Hà Nội đi Đà Lạt.

Ngay khi sự cố xảy ra, VJA đã liên hệ với Cục Hàng không Việt Nam (HKVN) đề nghị cấp phép bay bổ sung mang số hiệu VJ 8575D để vận chuyển toàn bộ hành khách, hành lý và hàng hóa của chuyến bay VJ8575 từ Cam Ranh đến Đà Lạt. Chuyến bay bổ sung mang số hiệu VJ 8575D đã hạ cánh tại Đà Lạt lúc 21h50.

Chưa có tiền lệ

Tối 22/6, trao đổi với phóng viên Báo Đời sống Pháp luật, ông Lại Xuân Thanh, Cục trưởng Cục hàng không Việt Nam cho hay: “Khoảng 1 – 2 hôm nữa chúng tôi sẽ có kết luận chính thức về vụ việc này.

Việc xử lý các nhân viên hàng không có liên quan tới chuyện này sẽ được áp dụng theo đúng luật, không phân biệt bất kỳ ai cũng như không có sự khác nhau giữa doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước”.

Ông Thanh nhận định, đối với hoạt động khai thác, đây là lỗi trực tiếp ảnh hưởng tới việc khai thác còn mức độ ra sao, chúng tôi đang đánh giá.

“Theo tôi, lỗi này chưa gây uy hiếp tới an toàn của hành khách”, ông Thanh nói thêm.

Về lý giải mới đây của Vietjet Air, ông Thanh cho biết: “Chúng tôi chưa nhận được báo cáo chính thức lý giải cho chuyện này từ Vietjet Air mà tôi cũng mới chỉ đọc qua các phương tiện thông tin đại chúng. Khi tôi hỏi lãnh đạo Vietjet Air thì họ khẳng định đó chưa phải là thông tin chính thức”.

Khi được hỏi liệu đây có phải là “tình huống đặc thù của ngành hàng không trong nước và thế giới” như thông cáo báo chí lần 1 mà bộ phận truyền thông của Vietjet Air đưa ra hay không, ông Thanh khẳng định: “Chẳng có cái gì gọi là đặc thù cả. Đây là sự cố trong hoạt động khai thác. Chuyện này chưa từng xảy ra với các hãng hàng không trong nước”.

Lỗi thuộc về ai?

Ông Thanh phân tích, thông thường lịch bay dự kiến của các hãng hàng không được thông báo cho các bộ phận liên quan từ sáng. Trước chuyến bay, điều phái viên của hãng hàng không có trách nhiệm đưa kế hoạch bay cho Phòng Thủ tục bay của sân bay.

Phòng thủ tục có trách nhiệm thông báo lịch bay đến các bộ phận liên quan để triển khai các công đoạn phục vụ cho chuyến bay như mở quầy, đón khách, nạp nhiên liệu, hoa tiêu... ở cả 2 đầu sân bay đến và đi. Chỉ khi lịch bay được chốt với Phòng Thủ tục bay, kế hoạch bay đó mới được coi là chính thức.

Nhân viên điều phái bay đã thông báo lịch bay mới cho các bộ phận liên quan để chuẩn bị cho chuyến bay Hà Nội - Đà Lạt nhưng không thông báo cho cơ trưởng. Trong quy trình, cơ trưởng chuyến bay phải 2 lần ký vào kế hoạch bay, gồm 1 bản của điều phái viên và 1 bản của công ty dịch vụ mặt đất.

Thế nhưng, cơ trưởng đã sơ suất khi không thắc mắc dù không nhận được kế hoạch bay của điều phái viên. Khi ký vào kế hoạch bay của công ty dịch vụ mặt đất, cơ trưởng cũng không đọc nội dung nên vẫn nghĩ là mình nhận chuyến bay đi Cam Ranh mà không biết lịch bay đã được thay đổi.

Ngoài ra, cơ trưởng đã không họp tổ bay trước khi nhận nhiệm vụ, nên cơ trưởng vẫn thực hiện chuyến bay đi Cam Ranh, còn tiếp viên và các bộ phận khác có liên quan thì triển khai kế hoạch bay Đà Lạt, hành khách cũng là khách đi Đà Lạt.

Theo ông Thanh, trong sự cố này, lỗi trực tiếp là của điều phái viên và của cơ trưởng, bên cạnh đó còn có lỗi của cơ quan giám sát.

“Tóm lại, nhóm điều tra đã đưa ra kết luận ban đầu về nguyên nhân trực tiếp dẫn đến xảy ra sự cố khai thác bay nêu trên là do nhân viên điều phái bay, tổ bay và tổ tiếp viên của Vietjet Air không thực hiện đúng quy trình khai thác.

Việc không tuân thủ các quy trình khai thác bay luôn tiềm ẩn nguy cơ uy hiếp an toàn bay, Cục HKVN đã tạm đình chỉ hiệu lực giấy phép của nhân viên điều phối bay của VJA tại Nội Bài và toàn bộ tổ bay (người lái và tiếp viên) thực hiện chuyến bay VJ 8575 chặng bay Hà Nội - Đà Lạt ngày 19/6 để tiếp tục làm rõ mức độ vi phạm và có biện pháp xử lý phù hợp đối với hãng hàng không và các cá nhân liên quan”, ông Thanh nhấn mạnh.

Hiện nhóm điều tra của Cục hàng không đang khẩn trương làm rõ nguyên nhân và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan trong vụ việc này. Trong khi đó, chiều 22/6, phía Vietjet Air đã phát đi thông cáo cáo lỗi khách hàng về sự cố bay nhầm này. 

Tin nổi bật