Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Soi sức mạnh tên lửa Iran sử dụng để phá hủy lá chắn phòng thủ Arrow của Israel

  • Đinh Kim (T/h)
(DS&PL) -

Theo nhận định của một số chuyên gia quân sự, đây là lần đầu tiên tên lửa siêu vượt âm Fattah-2 được công khai sử dụng trong một nhiệm vụ chiến đấu thực tế.

Ngày 2/10, hãng thông tấn Tanim của Iran đưa tin Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo (IRGC) Iran đã sử dụng tên lửa siêu vượt âm Fattah-2 trong vụ tập kích quy mô lớn nhắm vào Israel đêm 1/10 và "phá hủy hệ thống radar phòng thủ loại َArrow 2 và 3" của Israel.

Hãng tin Mehr News cũng khẳng định nhiều tên lửa của Iran đã vượt qua được hệ thống phòng không của Israel, đặc biệt là tên lửa siêu vượt âm Fattah-2. Theo hãng tin này, đây là lần đầu tiên Iran tập kích một đối thủ bằng loại tên lửa đạn đạo mà Tehran tuyên bố rằng không thể bị đánh chặn.

Tên lửa bay trên bầu trời Israel đêm 1/10. Ảnh: Reuters

Được biết, Arrow 2 và Arrow 3 là thành phần quan trọng trong lưới phòng thủ đa tầng mà Israel phát triển với sự trợ giúp của Mỹ. Các hệ thống radar phòng thủ này chuyên dùng để đánh chặn các loại tên lửa đạn đạo có tầm bay cao trước khi chúng kịp xâm nhập tầng thấp của bầu khí quyển.

Một số chuyên gia quân sự nhận định, đây là lần đầu tiên tên lửa siêu vượt âm Fattah-2 được công khai sử dụng trong một nhiệm vụ chiến đấu thực tế. Nếu được xác nhận thì đây cũng là lần đầu tiên một tên lửa đạn đạo của Iran phá hủy trận địa phòng không Arrow 2/3 của Israel.

Cấu tạo của tên lửa siêu vượt âm Fattah-2

Thế hệ tên lửa Fattah là vũ khí siêu vượt âm đầu tiên do Iran sản xuất trong nước. Tehran từng nói rằng Fattah là "một bước nhảy vọt trong lĩnh vực tên lửa". Fattah-2 là phiên mới mới nhất, được công bố lần đầu tiên trong chuyến thăm của Lãnh tụ tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei tới khu trưng bày của không quân IRGC tại thủ đô Tehran ngày 19/11/2023.

Tên lửa siêu vượt âm Fattah-2 bao gồm 2 phần. Trong đó, phần đầu tiên là tên lửa đẩy nhiên liệu rắn Fattah, không thay đổi so với phiên bản ban đầu, còn phần thứ hai là đầu đạn lượn, tách khỏi tên lửa đẩy và có động cơ tên lửa nhiên liệu lỏng.

Hình dạng tổng thể của đầu đạn lượn Fattah-2 rất giống với tên lửa Boeing X-51. Điểm khác biệt nằm ở chỗ cửa hút khí đã bị loại bỏ và động cơ tên lửa được sử dụng thay cho động cơ phản lực dòng thẳng.

Thế hệ tên lửa Fattah là vũ khí siêu vượt âm đầu tiên do Iran sản xuất trong nước. Ảnh minh họa: Defense News 

Vật liệu nổ nằm ở đầu đầu đạn, tiếp theo là hệ thống dẫn đường quán tính và GPS cùng với máy tính chịu trách nhiệm dẫn đầu đạn đến giai đoạn va chạm cuối cùng. Sau hệ thống dẫn đường, có một hộp chứa kíp nổ (mảnh màu vàng), tiếp theo là bình nhiên liệu lỏng và bình oxy hóa, và cuối cùng là động cơ tên lửa.

Ở cuối đầu đạn có bốn cánh, hai cánh tạo thành một đường thẳng với đáy đầu đạn và cố định, có nhiệm vụ tạo ra lực nâng. Hai cánh còn lại được thiết kế để thay đổi hướng và có khả năng xoay quanh một trục kết nối với thân.

Fattah-2 được Iran thử nghiệm lần đầu tiên vào năm 2022 và đã thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế. Tên lửa siêu vượt âm này giúp Iran lọt vào danh sách số ít quốc gia sở hữu loại vũ khí đạn đạo gần như không thể ngăn chặn.

Tính năng của tên lửa siêu vượt âm Fattah-2

Theo một số nguồn tin, tốc độ của Fattah-2 là Mach 10 (12.248 km/h) nhưng không rõ tốc độ này có thể duy trì trong bao lâu. Tuy nhiên, có thể cho rằng tốc độ của tên lửa này vượt quá Mach 5 (6.174 km/h) tại thời điểm va chạm.

Sau khi khai hỏa, bộ tăng cường nhiên liệu rắn của Fattah-2 sẽ đưa tên lửa lên một độ coa nhất định từ không gian, rồi đầu đạn tách khỏi nó và di chuyển về phía bầu khí quyển.

Ở trạng thái này, Fattah-2 sẽ di chuyển với tốc độ rơi nhanh cho đến khi chạm tới bầu khí quyển, và sau đó giống như một HGV (Phương tiện lướt siêu thanh), tên lửa sẽ lướt xuống mặt đất trong bầu khí quyển ở độ cao dưới 100 km.

Trong một phần của giai đoạn bay cuối, Fattah-2 giảm mạnh độ cao và tốc độ cũng giảm. Khi này, động cơ tên lửa nhúng trong đầu đạn được kích hoạt và ổn định tốc độ của đầu đạn ở Mach 5 hoặc cao hơn. Đầu đạn Fattah-2 dành nhiều thời gian ở độ cao thấp và sẽ bay qua giai đoạn cuối của đường bay giống như tên lửa hành trình nhờ động cơ của nó.

Tên lửa siêu vượt âm Fattah-2 được Iran thử nghiệm lần đầu tiên vào năm 2022. Ảnh: ISW News

Tầm bắn của Fattah-2 ước tính trong khoảng từ 500-2500km, cho phép vũ khí này tấn công mục tiêu trong khu vực Trung Đông, thậm chí là xa hơn nữa. Tên lửa siêu vượt âm của Iran có thể mang theo đầu đạn thông thường hoặc sinh hóa hạt nhân với sức phá hủy mạnh mẽ.

Bên cạnh đó, Fattah-2 được thiết kế với hình dạng khí động học đặc biệt và khi bay ở tốc độ siêu vượt âm, lớp vỏ ngoài của tên lửa liên tục bay hơi tạo ra đám mây plasma trung hòa về điện tích khiến nó vô hình trước sóng radar.

Theo giới thiệu của Iran, đầu đạn tấn công của mẫu tên lửa này là thiết bị lượn siêu vượt âm, có khả năng thay đổi quỹ đạo để né tránh các phương án đánh chặn của đối phương. Do vậy, việc ngăn chặn tên lửa Fattah-2 gần như không thể.

Tin nổi bật