Tỏi
Tỏi chứa các hợp chất thực vật chống oxy hóa, chống viêm mạnh như allicin, alliin và ajoene hỗ trợ sức khỏe lá gan. Ăn tỏi sống góp phần chống ung thư gan, giảm tích tụ mỡ trong cơ quan này. Thêm tỏi vào các món ăn hàng ngày hoặc ăn 1-2 tép mỗi ngày góp phần giúp gan khỏe mạnh.
Các loại thịt nạc
Thịt gà, thịt lợn, thịt bò... cung cấp protein dồi dào cho cơ thể. Protein đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe, giúp gan thực hiện nhiều chức năng sinh hóa như sản xuất enzyme, hỗ trợ quá trình giải độc, tái tạo tế bào.
Rau chân vịt
Rau chân vịt rất giàu chất sắt và axit folic, có tác dụng bổ máu và gan. Các flavonoid và vitamin C trong rau chân vịt có thể giúp loại bỏ độc tố khỏi gan, đồng thời cải thiện lưu thông máu và giảm mệt mỏi. Loại rau này còn giúp điều chỉnh chức năng miễn dịch và góp phần tăng cường sức khỏe gan.
Cà chua
Cà chua rất giàu vitamin C và lycopene, giúp loại bỏ các gốc tự do trong cơ thể, bảo vệ tế bào gan khỏi bị hư hại; thúc đẩy giải độc gan và tăng cường chức năng gan. Đồng thời, cà chua còn có thể thúc đẩy quá trình lưu thông máu và làm cho làn da hồng hào, sáng bóng.
Nấm đen (mộc nhĩ đen)
Nấm đen rất giàu collagen thực vật và chất xơ, có chức năng hấp thụ chất độc trong cơ thể và thúc đẩy quá trình đào thải chúng; có thể giúp làm sạch ruột, giảm gánh nặng cho gan. Mộc nhĩ đen rất giàu chất sắt, giúp bổ máu, bổ gan.
Thực phẩm lên men
Dưa chua, kim chi và cải bắp muối chua chứa vi khuẩn có lợi cho đường ruột, nhờ đó nhu động ruột khỏe mạnh, phòng tránh táo bón.
Nghệ
Nghệ hỗ trợ các enzyme gan bằng cách xử lý độc tố, chất béo, sản xuất mật. Các chất chống oxy hóa trong nghệ có khả năng làm giảm tổn thương do gốc tự do gây ra trong gan và phục hồi các tế bào bị tổn thương.
Táo
Nhiều chất xơ trong táo, trong đó pectin có tác dụng làm sạch cơ thể, đào thải độc tố khỏi đường tiêu hóa. Ăn táo hỗ trợ gan làm việc hiệu quả, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.